Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu

Đối với những trường hợp sản xuất xuất khẩu, thì khi khai tờ khai hải quan sẽ có các vấn đề liên quan đến thuế, và chỉ khi hoàn thành thủ tục thanh khoản tờ khai thì mới giải quyết hết tất cả các vấn đề.

>>>>> Xem thêm: Danh sách chi cục hải quan tại Hà Nội và các tỉnh lân cận

Nghĩa là khi nhập khẩu hàng nguyên liệu về, doanh nghiệp cần đóng thuế theo mức thuế thông thường, đến khi bạn xuất khẩu hàng sản xuất từ nguyên liệu đó cho đến hết, tức là thanh khoản hết tờ khai, thì bạn sẽ được hoàn thuế.

Đối với trường hợp thanh khoản thực hiện như thế nào, cùng Xuất nhập khẩu thực tế tham khảo trong bài viết dưới đây. xuất nhập khẩu lê ánh

1. Căn cứ pháp lý làm thủ tục thanh khoản

Những nội dung được trình bày dưới đây về thủ tục thanh khoản, căn cứ theo quy định pháp lý dưới đây: tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp

+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005;

+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 

2.Trình tự thực hiện thủ tục thanh khoản

Đối với cá nhân, tổ chức: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục.

Đối với cơ quan nhà nước: học xuất nhập khẩu online lê ánh

+ Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.

+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.

+ Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.

+ Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.

Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.

Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu

3.Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu

Để thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản:

Hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ được quy định tại phụ lục kèm theo. Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các việc sau đây:

– Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của bộ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp và xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi thanh khoản, lấy số, trả doanh nghiệp 01 bản.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp nộp hoặc xuất trình bổ sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ trong ngày, ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những chứng từ còn thiếu) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.

Bước 2. Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản.

– Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp và xuất trình;

– Nếu hồ sơ đồng bộ, hợp lệ thì chuyển sang kiểm tra chi tiết.

– Nếu hồ sơ không đồng bộ, không hợp lệ thì thông báo cho doanh nghiệp biết và ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những nội dung không đồng bộ, không hợp lệ) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Bước này thực hiện tối đa 04 ngày làm việc.

Bước 3. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp.

Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:

  • Nếu thanh khoản thủ công:

– Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức với hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp. Đối với những tờ khai có nghi vấn thì đối chiếu với tờ khai lưu tại Chi cục hải quan.

– Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản.

– Kiểm tra báo cáo tính thuế.

  • Nếu thanh khoản bằng máy tính: Đối chiếu số liệu các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức, hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp với số liệu trên máy.
  • Trường hợp số liệu thanh khoản của doanh nghiệp có sai sót thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình và báo cáo lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo xử lý.
  • Xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoản, ký đóng dấu công chức.

Đối với những trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế thì bước 3 này được thực hiện sau khi đã hoàn thành bước 4 (trừ việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập).

Bước 4. Làm thủ tục không thu thuế; hoàn thuế:

Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:

– Đề xuất việc giải quyết không thu thuế, hoàn thuế trình lãnh đạo Chi cục;

– Trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục giải quyết thu thuế đối với nguyên vật liệu dư thừa, không đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo nguyên tắc thu các loại thuế theo đúng quy định. Đối với nguyên vật liệu vật tư nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

– Thảo văn bản trình lãnh đạo Chi cục ký báo cáo cấp trên đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục;

– Lập Quyết định không thu thuế, hoàn thuế; trình ký Quyết định; đóng dấu lưu hành quyết định;

– Đóng dấu “Đã thanh khoản” lên tờ khai xuất khẩu, chứng từ thanh toán; đóng dấu “Đã hoàn thuế”, “không thu thuế” lên tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu (bản chính doanh nghiệp lưu). Trả doanh nghiệp 01 bộ bảng biểu thanh khoản; 01 bản Quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế; các chứng từ khác doanh nghiệp xuất trình.

– Chuyển 01 bản Quyết định không thu thuế, hoàn thuế cho bộ phận kế toán thuế để triển khai thực hiện Quyết định.

– Bàn giao hồ sơ lưu ( theo mẫu: BB/2006 ) sang bộ phận phúc tập để tiến hành phúc tập theo Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành.

Đối với những hồ sơ thanh khoản được kiểm tra chi tiết sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế thì các công việc của bước 4 này được làm trước bước 3; riêng việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập được tiến hành sau khi hoàn thành việc kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản.

– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;

+ Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;

+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính;

+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản sao;

+ Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

+ Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao;

+ Bảng đăng ký định mức theo mẫu 03/ĐKĐM-GC;(sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp);

+ Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theo mẫu 17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;

+ Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 18/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;

+ Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 19/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);

+ Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

– Số lượng hồ sơ:    01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

Sau khi thực hiện thì sẽ có Quyết định hoàn thuế, không thu thuế

Không có lệ phí phát sinh

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong rằng bài viết của Xuất nhập khẩu thực tế sẽ hữu ích với bạn.

Để tìm hiểu nhiều hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể đọc thêm các bài viết tại website: xuatnhapkhauthucte.com

Nếu bạn đang muốn học xuất nhập khẩu và cần tư vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc địa chỉ học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu

5/5 - (2 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *