Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng ưu tiên hình thức xuất khẩu tại chỗ thay vì các hình thức xuất khẩu khác như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp. Không chỉ giúp doanh nghiệp có thể lợi nhuận từ việc tiết kiệm được các chi phí phát sinh thêm mà còn được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu.

>>>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa tái sinh vào thị trường Việt Nam

Đối với hình thức này, các quy định đối với thủ tục hải quan hàng xuất khẩu tại chỗ khác biệt so với hai hình thức xuất khẩu còn lại. 

Qua bài viết này, Xuất nhập khẩu thực tế muốn chia sẻ cho các bạn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ.

1.Khái niệm xuất khẩu tại chỗ

Ở Việt Nam, xuất nhập khẩu tại chỗ được hiểu là một doanh nghiệp Việt Nam giao hàng hoá cho một doanh nghiệp khác cũng ở Việt Nam theo sự chỉ định của khách hàng nước ngoài.

Hình thức này vẫn đảm bảo là bán hàng cho khách hàng nước ngoài nhưng được giao hàng tại Việt Nam. Khách hàng nước ngoài là người cung cấp thông tin về đối tác giao hàng tại Việt Nam cho người bán hàng.

Doanh nghiệp xuất hàng và doanh nghiệp nhập hàng tại Việt Nam phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

2.Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ

Các hàng hoá xuất khẩu tại chỗ vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu.

Căn cứ Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ”, hàng hoá xuất khẩu tại chỗ có 3 loại:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

thủ tục hải quan hàng xuất khẩu tại chỗ

3.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Căn cứ theo Điều 16 và 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Hiện nay, thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại chỗ có thể thực hiện theo 2 phương thức là nộp trực tiếp hoặc nộp điện tử.

Để xuất khẩu hàng hoá tại chỗ nhà Xuất khẩu cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

Hồ sơ khai báo:

  • Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ (do người xuất khẩu khai): 04 bản chính.
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương có địa chỉ giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): 01 bản sao.
  • Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): 01 bản sao.
  • Các giấy tờ khai theo quy định đối với hàng xuất khẩu/nhập khẩu (trừ B/L).

Chứng từ kèm theo: nghiệp vụ xuất nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
  • Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

Bước 2: Khai báo hải quan

– Trên cơ sở hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 04 tờ khai. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền ký tên, đóng dấu;

– Giao 04 tờ khai hải quan và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ: học kế toán ở đâu tốt nhất

Sau khi nhận được tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Trên đây là các thông tin cần thiết khi thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ.

Mong bài chia sẻ sẽ hữu ích cho việc học tập và làm việc của bạn.

Chúc bạn thành công!

Để giúp nhiều bạn có sự lựa chọn nơi học xuất nhập khẩu ở hà nội, tphcm phù hợp, chúng tôi có những bài viết chuyên sâu review về các địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu trong những bài viết tiếp theo. Mong nhận được sự đón đọc của các bạn!

>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt

5/5 - (2 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *