Thanh Toán TT Là Gì? Phân Biệt Thanh Toán TT và TTR

Thanh toán TT hay được hiểu là hình thức thanh toán điện chuyển tiền, là một phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế.

Hai bên mua bạn sẽ thực hiện đàm phán với nhau để đưa ra hình thức thanh toán có lợi cho hai bên. Thường thì khi hai bên đã quen biết và sự uy tín nhất định thì họ sẽ lựa chọn hình thức thanh toán TT để giảm thiểu chi phí và thực hiện thanh toán nhanh chóng.

1.Phương thức thanh toán TT là gì?

Phương thức thanh toán TT là phương thức thanh toán điện chuyển tiền, trong đó, nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng làm hồ sơ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. Sau khoảng 1 – 2 ngày nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền.

Trong những phương thức chuyển tiền thì chuyển tiền bằng điện thường có tốc độ nhanh tuy nhiên chi phí cao. Hiện nay khi tham gia mạng SWIFT thì đại đa số chuyển tiền đều được thực hiện trên mạng SWIFT.

Các bên tham gia:

Trong thanh toán TT, có 4 bên tham gia cơ bản bao gồm:

  • Người chuyển tiền (Remitter): Là những người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng sẽ phục vụ cho người chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý (Agent bank): Ngân hàng phục vụ cho những đối tượng hưởng thị và có quan hệ đại lý phía ngân hàng chuyển tiền
  • Người thụ hưởng: Đó chính là người bán, người xuất khẩu hoặc chủ nợ

2.Các hình thức thanh toán TT

Thanh toán bằng điện chuyển tiền có 3 hình thức phổ biến như sau:

  • Thanh toán TT in advance:

Đây là hình thức thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước, nhà nhập khẩu cần phải thanh toán tất cả hay một phần cho nhà xuất khẩu trước khi được nhận hàng.

  • Thanh toán TT at sight:

Thanh toán bằng điện chuyển tiền nhanh. Với hình thức này nhà nhập khẩu phải chuyển tiền ngay khi nhà xuất khẩu giao hàng đồng thời sẽ nhận chứng từ và nhận hàng.

  • Thanh toán TT at X days:

Thanh toán bằng điện chuyển tiền trả sau. Nhà nhập khẩu chuyển tiền sau một thời gian kể từ khi nhận được bộ chứng từ và nhận hàng.

Thanh Toán TT Là Gì? Phân Biệt Thanh Toán TT và TTR

3.Quy trình thanh toán T/T

Quy trình thanh toán TT có các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng, dịch vụ hoặc bộ chứng từ cho người nhập khẩu

Bước 2: Người nhập khẩu cần phải viết lệnh chuyển tiền và gửi hồ sơ đến yêu cầu ngân hàng chuyển tiền trả cho người xuất khẩu

Đối với hình thức chuyển tiền trả trước hồ sơ gồm có:

  • Lệnh chuyển tiền
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

Đối với hình thức chuyển tiền trả sau hồ sơ phải có:

  • Lệnh chuyển tiền
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Bill of lading

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán thì phía ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ trích tiền để trả cho người hưởng lợi và gửi giấy báo nợ

Bước 4: Ngân hàng đại lý sẽ tiến hành chuyển tiền chi trả

Hai hình thức chuyển tiền được sử dụng nhiều hiện nay đó là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. Nếu những bên áp dụng phương thức thanh toán điện tử thì nên thực hiện chuyển tiền điện từ.

4.Phân Biệt Thanh Toán TT và TTR

Thanh toán TTR được viết tắt từ Telegraphic Transfer Reimbursement, là phương thức được áp dụng trong thanh toán L/C.

Nếu như L/C cho phép TTR thì bên xuất khẩu khi xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay.

Ngân hàng sẽ thông báo và gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền trong 3 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng phát hành nhận được điện.

Nếu như L/C không cho phép TTR thì bên phía xuất khẩu phải đợi bộ chứng từ được gửi tới ngân hàng phát hành. Đồng thời phải đợi thêm 7 ngày làm việc thì mới có thể biết chính xác có được thanh toán hay không.

Có thể thấy thanh toán TTR và TT là 2 phương thức thanh toán hoàn toàn khác nhau.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Consignee Là Gì? Phân Biệt Giữa Consignee và Shipper. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Tham khảo thêm:

Consignee Là Gì? Phân Biệt Giữa Consignee và Shipper

Rủi ro trong vận tải đường bộ là gì?

Vận tải đa phương thức là gì? Quy trình vận tải đa phương thức hiện nay

Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích

Khiếu nại người chuyên chở hàng không

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *