So Sánh Thanh Toán Quốc Tế Và Thanh Toán Nội Địa

Thông thường, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thường sẽ liên quan nhiều đến thanh toán quốc tế, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc thù, mà doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán nội địa.

Bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu thực tế sẽ giới thiệu đến bạn một số điểm lưu ý về thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa

Để hiểu hơn về thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa, chúng ta cùng tìm hiểu theo các khái niệm sau:

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (cá nhân hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”.

Thanh toán nội địa là thanh toán bên trong đường biên giới của một quốc gia. Đây là khoản thanh toán được thực hiện trong một quốc gia -nơi ngân hàng đã phát hành thẻ tín dụng của khách hàng và tài khoản của người bán được đăng ký ở cùng một quốc gia. Trong hầu hết các trường hợp, nếu không phải tất cả, đơn vị tiền tệ là như nhau nên không có quy đổi tiền tệ.

2. Ví dụ về thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa

Thanh toán quốc tế:

+ Công ty VinaCafe Việt Nam muốn bán 200 thùng cà phê sang thị trường Mỹ cho công ty Ecotrans. Vậy việc trao đổi, mua bán với nước ngoài được gọi là thanh toán quốc tế, cụ thể ở đây là công ty VinaCafe (Việt Nam) và công ty Ecotrans (Mỹ).

+ Hoạt động chính trị giữa Mỹ, Triều Tiên ở Việt Nam. Do hoạt động diễn ra ở Việt Nam cho nên mình sẽ là nơi cung cấp dịch vụ cho họ khi đến đây. Chẳng hạn như, khách sạn sẽ cung cấp cho các đoàn chính phủ của Mỹ, Triều Tiên chỗ nghỉ ngơi, ăn uống thì phía bên chính phủ Mỹ sẽ thanh toán với bên khách sạn. Đó được gọi là thanh toán quốc tế giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế.

+Công ty Xuất nhập khẩu Thừa Thiên – Huế nhập khẩu một lô xe máy 100 chiếc của Hãng Honda, Nhật Bản, sản phẩm mới, nguyên chiếc, trị giá hợp đồng là 100 ngàn đô la Mỹ (USD), thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.

Thanh toán nội địa:

+ Công ty Bánh kẹo Hà Nội thực hiện một giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng Vietcombank thì đó được gọi là thanh toán nội địa.

+ A đang ở ngoài Hà Nội chuyển tiền cho B đang sinh sống trong thành phố Hồ Chí Minh thì cũng được coi là thanh toán nội địa.

3. So sánh thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa

Giống nhau:

– Thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa đều là việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác.

– Đều là phương thức thanh toán nhanh, tiện lợi và phổ biến

Khác nhau:

Chủ thể tham gia:

– Thanh toán quốc tế: những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau.

– Thanh toán nội địa: những người cư trú trên cùng 1 quốc gia, cùng quốc tịch với nhau.

Việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền quốc gia khác:

– Thanh toán quốc tế: lựa chọn đồng tiền nào là vấn đề quan trọng, vì không phải bất kỳ đồng tiền nước nào cũng có khả năng thanh toán quốc tế mà đồng tiền đó phải mạnh và được thừa nhận. Do đó, khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng.

– Thanh toán nội địa: do cùng một đồng tiền ở cùng 1 quốc gia nên việc trao đổi sẽ dễ dàng hơn.

Tiền tệ thanh toán:

– Thanh toán quốc tế: thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên liên quan đến ngoại tệ. Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề dự trữ quản lý ngoại hối của quốc gia.

– Thanh toán nội địa: thường sử dụng các phương tiện thanh toán như chuyển khoản hoặc tiền mặt, thẻ và séc, …. Không bị tác động về đồng tiền. Bên cạnh đó, nếu thanh toán bằng ngoại tệ được xem là trái luật.

Phạm vi:

– Thanh toán quốc tế: diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.

– Thanh toán nội địa: diễn ra trên phạm vi của một quốc gia.

Rủi ro:

– Thanh toán quốc tế: thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ, ….

– Thanh toán nội địa: thường ít rủi ro hơn so với thanh toán quốc tế.

Ngôn ngữ:

– Thanh toán quốc tế: chủ yếu bằng Tiếng Anh

– Thanh toán nội địa: là ngôn ngữ của chính quốc gia đó

Luật, phong tục tập quán:

– Do mỗi quốc gia có 1 hệ thống luật pháp khác nhau, luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thanh toán và mua bán chứa đựng các yếu tố quốc tế thì không thể dùng luật trong nước để áp đặt cho nước khác về những điều chỉnh luật trên hợp đồng.

So Sánh Thanh Toán Quốc Tế Và Thanh Toán Nội Địa

4. Liên hệ thực tiễn

a) Thanh toán quốc tế

– Ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày càng phát triển, vì vậy các NHTM Việt Nam luôn xác định công nghệ là chìa khóa để mở cánh cửa hoạt động TTQT. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều là thành viên của SWIFT và chủ yếu sử dụng công nghệ này trong TTQT.

– Ngoài ra, mỗi ngân hàng còn thiết kế những chương trình công nghệ riêng nhằm hiện đại hóa quá trình quản lý và vận hành mô hình hoạt động TTQT.

Ngoài Core banking, các ngân hàng đã xây dựng được hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động TTQT như: chương trình kết nối công việc giữa các Trung tâm TTQT hoặc tài trợ thương mại và kênh phân phối; chương trình kiểm tra hạn mức chuyển tiền cá nhân, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức chiết khấu; ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng thực hiện một số giao dịch TTQT online.

– Bên cạnh đó, các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ Internet để cung cấp các dịch vụ TTQT trực tuyến như đăng ký giao dịch chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer), đề nghị mở L/C, nhận L/C… cũng như trực tuyến theo dõi các thông tin liên quan đến giao dịch.

– Hiện nay, các ngân hàng đều đã có những chương trình công nghệ giúp luân chuyển chứng từ và qua đó, có thể trích xuất lại giao dịch, tổng hợp báo cáo trên hệ thống này.

– Việc ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ so khớp dữ liệu trong phương thức BPO hay công nghệ Blockchain trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam còn khiêm tốn.

Tuy so với ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam chưa khai thác tối đa tiện ích của kênh ngân hàng trực tuyến nhưng điều đó được xem như những bước khởi đầu cho việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam.

b) Thanh toán nội địa

– Thanh toán bằng ví điện tử: Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người dùng bắt buộc phải tạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: Mobivi, Payoo, VnMart, Momo, ….

Hiện nay, chi phí đăng ký tài khoản, dịch vụ tại các ví điện tử ở Việt Nam đa phần được miễn phí, mức phí khi sử dụng cũng tương đối thấp. Do đó đây là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến tại Việt Nam.

– Thanh toán bằng QR Code ngày càng được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng.

– Thanh toán qua điện thoại di động

Ngày nay, khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, từ thành thị đến nông thôn, thì phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng nhờ thế phát triển hơn rất nhiều.

Theo đó, người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàng thanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc smartphone có cài đặt thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking).

Hệ thống thanh toán qua điện thoại di động được xây dựng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ gồm: Ngân hàng, nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.

– Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng

Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông qua ATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp trên máy tính, điện thoại. Do đó, phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

– Thanh toán bằng thẻ: Thanh toán bằng thẻ là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

– Thanh toán bằng tiền mặt: Đây từng là hình thức thanh toán cơ bản và phổ biến nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, phương thức này tồn tại những hạn chế nhất định.

– Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa.

Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Phương Pháp Xác Định Trị Giá Hải Quan

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Điều chỉnh 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS

Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *