SKU Là Gì? Cách Đặt Mã SKU Cho Sản Phẩm

SKU Là Gì? Cách Đặt Mã SKU Cho Sản Phẩm

Tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, mỗi doanh nghiệp đều đang tìm kiếm cho mình cách quản lý tốt nhất cho hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của mình.

Đặc biệt khi kinh doanh nhiều mặt hàng, số lượng lớn thì các nhà quản lý phải đau đầu khi quản lý kho hàng làm sao cho hiệu quả. Bắt nguồn từ đó, mã SKU sản phẩm được ra đời.

Vậy mà SKU là gì? Mã SKU được đặt như thế nào cho hợp lý, dễ nhớ, dễ quản lý?

Trong bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu thực tế sẽ giúp bạn hiểu rõ được mã SKU là gì, cách đặt mã SKU cho sản phẩm. Và qua đó giải thích được vì sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị kho hàng sản phẩm đối với các doanh nghiệp.

♥  Hc xut nhp kh đâu tt nhất

1. Mã SKU là gì?

Mã SKU hay còn được gọi là Stock Keeping Unit, có nghĩa là “đơn vị lưu kho”. Hiểu một cách đơn giản thì SKU là đơn vị phân loại hàng tồn kho từ các thông số, thuộc tính (hình dạng, chức năng,…) của sản phẩm để phân loại với các sản phẩm khác dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ.

Nói cách khác, mã SKU là mã hàng hóa, thể hiện các thông tin liên quan đến sản phẩm. Những thông tin này có thể là loại sản phẩm, mô tả sản phẩm, kích thước, màu sắc, nhà sản xuất,….

SKU thường dùng trong giao dịch giữa phòng quản lý tồn kho với bộ phận bán hàng và phòng khác.

Mã SKU sản phẩm được coi là không thể thiếu trong quản trị kho hàng, là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hàng hóa của mình.

Sku Là Gì? Cách Đặt Mã Sku Cho Sản Phẩm

2. Ý nghĩa của SKU sản phẩm là gì?

Mã SKU sản phẩm là dãy các kí tự riêng biệt chứa các số và/hoặc chữ, mỗi loại sản phẩm là một mã khác nhau. Chỉ cần nhìn vào mã SKU mà người ta có thể nhận loại loại sản phẩm đó và dễ dàng đọc chúng bằng mắt thường. Mã SKU khác hẳn so với Barcode bởi Barcode chỉ có thể quét hệ thống mới có thể nhận biết được.

Vì vậy, mã SKU sản phẩm không thể bị giới hạn về số lượng dù cho danh mục hàng hóa doanh nghiệp của bạn có mở rộng tới đâu đi chăng nữa. Chính vì thế mà SKU được cho rằng là cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ.

Ý nghĩa của SKU sản phẩm:

– Mã SKU là mã hàng hóa nội bộ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả.

– Mã SKU khác nhau phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau

– Mã SKU giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau

– SKU hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát hàng hóa trong quá trình quản lý tồn kho

– Mã SKU là điểm liên kết các sản phẩm giữa các kênh bán hàng khi bán hàng đa kênh

– Giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, quản lý hàng hóa hiệu quả.

Không chỉ quản lý tồn kho, trong Marketing, mã SKU cũng đóng vai trò quan trọng, là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý sản phẩm. SKU trong Marketing giúp người bán hàng cập nhập danh sách hàng hóa trong kho hoặc cửa hàng, dễ dàng kiểm tra tình trạng sản phẩm. SKU giúp tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

3. Phân biệt SKU và UPC

UPC (Universal Product Code) là loại mã tiêu chuẩn cho các sản phẩm nói chung, được sử dụng trên hầu như tất cả các hệ thống mã vạch. UPC còn được gọi là Mã sản phẩm, được in trên bao bì, dùng để nhận biết xuất xứ của các mặt hàng.

UPC được sử dụng rộng rãi, được đặt trong sản phẩm bởi nhà sản xuất và sẽ giống nhau ở bất cứ nơi nào sản phẩm được bán. UPC là một dãy gồm 12 chữ số, không bao gồm chữ cái, xác định sản phẩm và mô tả sản phẩm.

UPC được tiêu chuẩn hóa để mọi người có thể đọc được theo quy định có sẵn. UPC là duy nhất – giúp nhận diện được nhà phân phối trên bao bì sản phẩm gắn mã vạch.

SKU (Stock-keeping Unit) được tối ưu hóa cho việc kiểm soát kho hàng nội bộ. Mã SKU sản phẩm là sự pha trộn giữa chữ và số. Mỗi doanh nghiệp quy định một SKU khác nhau, do đó SKU thường không phổ biến cho một sản phẩm cụ thể.

Như vậy, ở cùng một sản phẩm, ở những công ty khác nhau có thể có những SKU khác nhau nhưng chỉ có một UPC duy nhất.

4. Hướng dẫn cách đặt mã SKU dễ nhớ

Cách mã hóa cho SKU sao cho dễ nhớ:

– Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)

– Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (kaki, lụa, gấm,…); hình dáng (dài, ngắn…)

– Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)

– Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho (như theo khu vực Hà Nội, Bắc Ninh,… hay theo quận, huyện).

– Kích cỡ sản phẩm

– Màu sắc sản phẩm

– Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng

Các thông tin trên cần đặt theo 1 thứ tự nhất quán trong mã SKU sản phẩm. Do độ dài SKU không giới hạn nên ta cần sắp xếp các kí tự sao cho dễ nhớ và dễ hiểu.

Đối với mã SKU thì ta sử dụng cả chữ cái và số để dễ phân tách các trường thông tin với nhau.

Ví dụ mã SKU

Lưu ý:

Trường hợp mã SKU được đặt toàn bộ là chữ cái hay số thì cần quy định mỗi trường thông tin là 1,2 hay 3 ký tự hoặc sử dụng dấu (-) để phân tách các trường thông tin.

Ví dụ: DNPADGMXTS hoặc DN-PA-DG-MX-TS
3214568913 hoặc 32-14-56-89-13

5. Lưu ý về cách đặt mã SKU

5.1. Sắp xếp các trường thông tin trong mã SKU

Ta nên đưa những thông tin gì vào mã SKU? Các thông tin được sắp xếp như thế nào để cho mã SKU dễ đọc, dễ nhớ? Hình dung một cách đơn giản thì mã SKU giống như cách chúng ta phân loại sản phẩm vậy. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, ta có thể đặt mã SKU sản phẩm theo quy tắc đặt danh mục từ lớn đến nhỏ. Hoặc trong một số trường hợp khác, ta có thể xác định thuộc tính quan trọng nhất, từ đó phân biệt với các sản phẩm còn lại.

5.2. Không tham lam quá nhiều thông tin

SKU phân loại là gì? SKU phân loại các sản phẩm với nhau, giúp ta nhận biết được các loại hàng hóa đó sao cho không có sự nhầm lẫn, sai phạm. SKU mô tả các thông tin sản phẩm nhưng ta cần hạn chế việc nhồi nhét quá nhiều thông tin vào mã. Vậy nên ta cần phải cân nhắc những thông tin nào quan trọng và cần thiết để phân biệt các sản phẩm với nhau để đưa vào mã.

5.3. Chú ý tới cách biểu diễn, font chữ và ký tự

SKU là mã để phân biệt hàng hóa nên được đặt sao cho dễ nhớ. Trường hợp các đặc tính như màu sắc, chủng loại, kích thước,… nên được đưa vào mã một cách ngắn gọn, đơn giản, hiệu quả về lâu về dài.

Đặc biệt khi đặt mã SKU ta nên tránh những rắc rối có thể xảy ra về ký tự, font chữ dễ nhầm lẫn. Có thể lấy ví dụ như chữ O hay nhầm lẫn với số, chữ I với chữ l (chữ i in hoa với chữ l viết thường. Ngoài ra nên tránh đưa vào mã SKU những kí tự đặc biệt như “@”, “&”,… vì chúng có thể gây khó hiểu và dễ gây ra các lỗi định dạng khi quản lý bằng phần mềm hoặc bằng file.

5.4. Sử dụng một phần mềm để quản lý hàng hóa bằng mã SKU

Theo lời khuyên, doanh nghiệp có thể sử dụng một phần mềm nào đó như Excel hay Google,… để quản lý hàng hóa bằng mã SKU. Như thế thì việc phân loại các SKU sẽ cụ thể hơn và việc tra mã SKU sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn. Quản lý một cách hệ thống sẽ giúp cho công việc quản trị của bạn thành công, đạt hiệu quả tối đa.

Tới đây, chúng ta đã phần nào hình dung được mã SKU là gì? Ý nghĩa của mã SKU sản phẩm và cách đặt mã SKU như thế nào cho hợp lý, dễ hiểu. Mã SKU đã phổ biến trên toàn thế giới và trở thành công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm, quản lý sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng và khoa học. Đây cũng là giải pháp hàng đầu giúp các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả trong việc quản trị hàng hóa tồn kho.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Một số thuật ngữ logistics được sử dụng phổ biến. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>> Tham khảo thêm:

♥ Các Thuật Ngữ Logistics Được Sử Dụng Phổ Biến

♥ Hãng Tàu Evergreen

♥ ETD Là Gì? Phân biệt ETD và ETA Trong Vận Tải Hàng Hóa

♥ Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

♥ Điều chỉnh 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

Xuất nhập khẩu thực tế chúc bạn thành công!

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *