Quy tắc xuất xứ ROO

Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí xuất xứ cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc của hàng hóa.

>>>>>>> Xem thêm: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ D/A và D/P

Nếu chỉ có một quốc gia tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, thì việc xác định quốc gia xuất xứ là khá đơn giản. Mặt khác, nếu có nhiều hơn một quốc gia tham gia sản xuất, phải có một quy tắc để xác định quốc gia nào là nguồn gốc của hàng hóa – đó chính là quy tắc xuất xứ.

Quy tắc xuất xứ (ROO) Ưu đãi (tác dụng về thuế quan, phi thuế quan) Đơn phương (GSP)
Song phương (VJFTA, VKFTA, VCFTA)
Đa phương (ATIGA, ASEAN +, TPP, RCEP)
Không ưu đãi

(Tác dụng về MFN, tự vệ, hạn ngạch,…)

khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

Quy tắc xuất xứ được hiểu như quy tắc xác định “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan biết được hàng hóa đến từ đâu và được áp dụng nhằm mục đích sau:

Xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan…); học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

Để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ … (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);

Để phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau); học xuất nhập khẩu ở đâu

Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa.

1.Quy tắc xuất xứ ưu đãi

Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan. Quy tắc xuất xứ này tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó.

Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi – là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA mang lại. học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

Quy tắc xuất xứ ROO

i) Ưu đãi đơn phương (theo GSP) 

Là ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, … dành cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, … Đây là ưu đĩa một chiều và không phải là kết quả của đàm phán, do vậy khi các nền kinh tế phát triển (A) đánh giá một nền kinh tế đăng hoặc kém phát triển (B) đã trưởng thành tương đối trong một số ngành hàng cụ thể, A có thể sẽ rút lại các ưu đãi thuế quan đã dành cho (B).

ii) Ưu đãi song phương (theo FTA song phương)

Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại song phương Việt Nam hiện đang có các FTA song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi-lê. Nếu coi ASEAN hoặc EAEU – Liên minh Kinh tế Á Âu là một thị trường thống nhất, thì cũng có thể coi ACFTA là Hiệp định song phương giữa 1 bên là Việt Nam và một bên là thị trường chung thống nhất của 28 thành viên EU.

iii) Ưu đãi đa phương (theo FTA đa phương) 

Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại bao gồm nhiều hơn 2 Bên thành viên. TPP hoặc RCEP là những FTA đa phương với nhiều bên thành viên tham gia đến từ các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. nên học kế toán ở đâu

2.Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

Là các quy định về xuất xứ trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi như MFN. áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp áp dụng thuế tự vệ, áp ụng hạn chế số lượng hay hạn ngách thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. Quy tắc xuất xứ này không được hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Mong rằng bài viết của Xuất nhập khẩu thực tế sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy tắc xuất xứ ROO và vận dụng vào công việc và học tập.

Bạn đang cần học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể đọc thêm các bài viết tại website: xuatnhapkhauthucte.com.

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *