Phí D/O là gì?
Phí D/O là một loại phí rất thông dụng trong xuất nhập khẩu thực tế. Phí D/O được viết tắt của Delivery Order fee hay còn gọi là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/ forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra cảng xuất trình với Hải quan để lấy hàng.
>>>> Xem thêm: Invoice trong xuất nhập khẩu
I.Khái niệm liên quan đến D/O lệnh giao hàng
- Lệnh giao hàng là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến ) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…
- Để có thể nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu phải tập hợp đầy đủ lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ người viết bill
Mẫu DO
II. Các loại lệnh giao hàng
Việc phân loại các phí D/O sẽ giúp bạn làm rõ mình đang cầm chứng từ gì và cần có đủ những chứng từ nào để nhận được hàng
- D/O của forwarder: là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận. Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không không phải là người viết bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn phải yêu cầu có những chứng từ kèm theo học xuất nhập khẩu thực tế
- D/O của hãng tàu: là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó.Quy trình sẽ là: hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi Forwarder có được D/O mà hãng tàu cấp phát và họ giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Mình sẽ lấy một ví dụ để các bạn dễ hình dung nhé
Ông A (hàng tàu) là người đại diện giữa và vận chuyển hàng yêu cầu giao hàng cho ông B (forwarder) khi hàng đến bờ bên kia của nước nhập khẩu. Ông B yêu cầu giao hàng cho ông C (doanh nghiệp nhập khẩu) lúc đó ông C mới có quyền lấy hàng. Trong trường hợp chỉ dựa vào yêu cầu giao hàng mà ông B giao cho ông C thì không có cơ sở để bên giữ hàng giao hàng cho bạn. Đó là trường hợp mà khi cầm D/O của forwarder trong tay bạn vẫn không thể nhận được hàng. nên học kế toán thực hành ở đâu
III.Một số lưu ý đặc biệt
– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu
– Khi cần lệnh nối của Feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder mới cs thể nhận được hàng.
Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Có rất nhiều bạn hiểu sai phí D/O là phí chứng từ (Documentation fee) – phí mà khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm hộ mình packing list, commercial invoice hay sales contract…Để giúp các bạn phân biệt được hai loại phí này, bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng quát nhất về D/O. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn
Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Ngoài ra, để nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn nên lựa chọn các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo có uy tín để được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu.
>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất