Phân biệt cước Prepaid và cước Collect

Cước Prepaid và cước Collect là hai thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các hãng tàu, thuộc các lĩnh vực về xuất nhập khẩu logistics. Bài viết dưới đây, mình sẽ đi so sánh hai loại cước này để giúp các bạn nắm rõ được sự giống và khác nhau giữa chúng.

>>>> Xem thêm: Logistics là gì? Những môn học ngành logistics, cơ hội việc làm

I.Phân biệt cước Prepaid và cước Collect

Cước Prepaid và cước Collect gần như là 2 loại cước đối lập hoàn toàn, được sử dụng khá phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu về từng loại cước dưới đây:

Cước collect là gì?

Cước collect là loại cước mà người mua sẽ trả cước tàu và cước tàu được trả tại cảng đến. Thông thường, cước này phổ biến trong hợp đồng theo điều kiện FOB hay làm hàng chỉ định. Người thu cước tàu là đại lý của forwarder tại cảng dỡ hàng học xuất nhập khẩu ở đâu

Cước Prepaid là gì?

Cước Prepaid là cước phải trả tại cảng load hàng, đồng nghĩa với việc shipper phải trả ship trước khi hàng lên tàu. Loại cước này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF. Trên bill bạn sẽ thấy cước này được thể hiện ở dòng Freight prepaid, thời hạn thanh toán ở thực tế còn dựa vào mối quan hệ giữa hãng tàu (đại lý) và chủ hàng. Đây là loại cước khá phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các vận đơn hãng tàu. incoterm 2010 là gì

Collect Prepaid

II. So sánh cước Prepaid và cước Collect

So sánh cước prepaid và cước Collect chúng ta sẽ thấy 2 loại cước này có điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau: Cả 2 cước này đều yêu cầu local charges bạn phải trả tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng. Tại cảng load hàng shipper là người trả, còn tại cảng dỡ hàng thì consignee là người trả local charges. học nghề kế toán

Khác nhau: Điểm khác biệt cơ bản nhất của hai cước này chính là vị trí trả cước tàu. Đối với prepaid thì bạn có thể làm house bill hoặc master bill đều được, còn đối với collect là bạn bắt buộc phải làm house bill

Tuy nhiên, trong thực tế mặc dù là cước Collect nhưng có thể trả ở cảng load hàng, consignee khi đó sẽ nhờ shipper trả hộ mình bởi có nhiều trường hợp như các chuyến hàng đi Nhật hay Hàn Quốc chẳng hạn cước thanh toán trực tiếp tại Việt Nam sẽ rẻ hơn. Trường hợp này thường thân thiết lắm mới hay áp dụng nhiều.

Trên đây là bài viết của mình về hai loại cước Prepaid và cước Collect, hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Để hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngoài việc tìm hiểu các thông tin trên mạng thì bạn nên học các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

5/5 - (3 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *