Packing List là gì

Packing list được hiểu là phiếu đóng gói hàng hóa, là một thành phần quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Packing List cung cấp thông tin  về số lượng hàng hóa, quy cách đóng gói, phương thức và thời gian dự kiến dỡ hàng. Cũng giống với hóa đơn thương mại, bạn có thể soạn thảo phiếu đóng gói bằng những mẫu có sẵn và chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của mình. Packing List thông thường được gửi cho người mua ngay sau khi đóng hàng xong để người mua có thể kiểm tra số lượng hàng giao và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh kịp thời.

>>>> Xem thêm: Logistics là gì? Những môn học ngành logistics, cơ hội việc làm

I. Các nội dung chính trong Packing list

Các nội dung chính trong packing list gồm các thông tin sau:

  • Tên, địa chỉ, tel, fax công ty bán hàng (Seller)
  • Tên, địa chỉ, tel, fax công ty mua hàng (Buyer)
  • Số, ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng ngày packing list) phần mềm quản lý nhân sự
  • Số tham chiếu (Ref no)
  • Cảng bốc hàng ( Port of Loading)
  • Cảng đến (Port of Loading)
  • Tên tàu, số chuyến (Vessel Name)
  • Ngày dự kiến tàu chạy (ETD)
  • Mô tả hàng hóa (Product) học xuất nhập khẩu
  • Số lượng hàng theo đơn vị ( Quantity)
  • Số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói (Packing)
  • Trọng lượng hàng hóa (NWT)
  • Ghi chú thêm (Remark) học kế toán thuế tại hà nội
  • Xác nhận của bên bán hàng : kí, đóng dấu

packing list là gì? 

   Mẫu packing list

Ngoài ra với những loại hàng đóng gói phức tạp, hay một chuyến hàng gồm nhiều container, chúng ta cần cung cấp thêm Detailed Packing List ( bảng kê khai chi tiết) để thuận tiện cho việc kiểm tra số lượng hàng hóa thực tế khi dỡ hàng và nhập kho.Còn đối với những trường hợp xuất hàng  lẻ hoặc hàng nguyên container nhưng chủng loại, quy cách đóng gói đơn giản thì người bán có thể kết hợp và gộp chung Commercial Invoice với Packing List. 

mẫu packing list

     Mẫu detailed packing list

II. Chức năng của Packing List

Tên gọi Packing list đã cho thấy chức năng chính của nó đó là chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Hay cụ thể hơn là khi nhìn vào đó, bạn sẽ hiểu được quy cách đóng gói của lô hàng, từ đó sẽ giúp tính toán được một số phần sau

  • Sắp xếp kho chưa hàng
  • Bố trí được phương tiên vận tải
  • Bốc dỡ hàng thuê công nhân hay dùng các thiết bị chuyên dụng
  • Tìm các hàng hóa đặc biệt ở đâu học kế toán thực hành

III. Phân biệt Packing List và hóa đơn thương mại

Với những người mới, việc nhầm lẫn giữa Packing list và hóa đơn thương mại là rất dễ xảy ra vì thường được tạo ra từ một mẫu và có khá nhiều thông tin trùng nhau. Tuy nhiên, về chức năng thì hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa có giá trị bao nhiêu, còn phiếu đóng gói lại thiên về thể hiện quy cách đóng gói như thế nào, trọng lượng hàng hóa ra sao. xuất nhập khẩu lê ánh

Trong bài viết này tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về Packing List. Qua đó, hy vọng giúp các bạn có thêm thông tin về chứng từ xuất nhập khẩu để phục vụ tốt cho công việc của mình. Chúc các bạn thành công

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Để hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngoài việc tìm hiểu các thông tin trên mạng thì bạn nên học các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại Hà Nội và tphcm của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

Nếu bạn quan tâm đến các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu có thể tham khảo các bài viết có liên quan để biết thêm chi tiết.

5/5 - (3 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *