Những nguyên tắc bảo hiểm xuất nhập khẩu bạn cần tuân thủ

Bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đều có những nguyên tắc chung mà bạn cần phải chấp hành và thực hiện theo. Đối với hoạt động bảo hiểm cũng vậy. Hoạt động bảo hiểm cũng có những nguyên tắc đòi hỏi mọi người phải nghiêm túc chấp hành. Trong bài viết hôm nay mình sẽ trình bày với các bạn những nguyên tắc cơ bản trong hoạt báo động bảo hiểm.

>>>>Xem thêm: bảo hiểm hàng hải là gì? rủi ro trong bảo hiểm hàng hải

I.Những nguyên tắc cơ bản

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm cần tuân thủ:

nguyên tắc bảo hiểm

5 nguyên tắc bảo hiểm xuất nhập khẩu

1.Bảo hiểm chỉ bảo hiểm một sự rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn

Đối với ngành bảo hiểm thì đây có thể coi là một trong những nguyên tắc hàng đầu mà bạn cần phải tuân thủ. Theo đó thì người bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho một rủi ro xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài ý muốn chứ không bảo hiểm một điều bạn biết trước là sẽ xảy ra hay chắc chắn sẽ xảy ra. Phần bồi thường thiệt hại cũng dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại , mất mát do những rủi ro gây ra tổn thất chứ không bồi thường cho phần thiệt hại chắc chắn xảy ra và đương nhiên xảy ra. học kế toán thực tế tại hà nội

2.Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Bảo hiểm làm việc dựa vào sự tin tưởng và tín nhiệm tuyệt đối giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này 2 bên cần phải thẳng thắn, tuyệt đối trung thực để tránh gây thiệt hại cho đối phương. Thực tế, hầu hết người bảo hiểm đều công khai các điều kiện, thể lệ hay giá cả của hợp đồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết .Ngược lại, người được bảo hiểm cũng phải đảm bảo việc khai báo chính xác thông tin chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm, những rủi ro và đe dọa mà bạn nghĩ rằng có ảnh hưởng xấu đến đối tượng bảo hiểm của mình. Đặc biệt, tuyệt đối không được trục lợi bảo hiểm.

3.Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm

Lợi ích ở đây là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở trong đối tượng bảo hiểm. Khi một đối tượng bảo hiểm mà bạn muốn bảo hiểm có lợi ích thì quyền lợi của bạn sẽ được đảm bảo nếu đối tượng bảo hiểm đó không gặp phải những rủi ro, tổn thất và an toàn. Lợi ích bảo hiểm là điều kiện tiên quyết để ký một hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, quyền lợi của bạn bị ảnh hưởng và bạn bị thiệt hại về tài chính thì bạn mới được nhận bồi thường khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

4.Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường cần được tuân thủ một cách chặt chẽ khi tham gia bảo hiểm. Đối với nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường đầy đủ và kịp thời nhằm khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của đối tượng bảo hiểm. Đặc biệt cả 2 bên không được phép gian lận và trục lợi khi bồi thường

5.Nguyên tắc thế quyền

Sau khi doanh nghiệp đã bồi thường cho cho người được bảo hiểm, họ có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi bên thứ ba ( nếu có bên thứ ba phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại). Hầu hết trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì đều áp dụng nguyên tắc này. hoc xuat nhap khau o tphcm

II Kết luận

Trên đây, mình vừa nêu ra 5 nguyên tắc cơ bản và cần thiết đối với tất cả những ai muốn tham gia vào hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu, cho một đối tượng mà các bạn đang có. Việc nắm rõ và hiểu được tầm quan trọng của các nguyên tắc này sẽ giúp bạn thực hiện đúng và đảm bảo được lợi ích của mình. Hy vọng rằng kiến thức mình cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm nghề. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Nếu bạn cần tư vấn về các khóa học xuất nhập khẩu có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan.

Ngoài ra, để hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngoài việc tìm hiểu các thông tin trên mạng thì bạn nên học các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

5/5 - (5 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *