Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng ngoại thương

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng ngoại thương để đạt đươc những thỏa thuận giữa người mua và người bán khi lựa chọn điều kiện giao hàng này, cũng như tránh những trường hợp rủi ro, gây tranh cãi giữa hai bên.

>>>>> Xem thêm : Các điều kiện của Incoterms 2010, so sánh Incoterms 2010 với Incoterms 2000

I.Các lưu ý khi sử dụng Incoterms

Có rất nhiều người làm nghề xuất nhập khẩu – Logistics hiểu chưa đúng về Incoterm và việc vận dụng incoterm trong thực tế. Vì vậy những lưu ý khi sử dụng incoterm dưới đây sẽ giúp bạn biết những điều mà trước nay chúng ta vẫn lầm tưởng về Incoterm.

1.Hợp đồng cần dẫn chiếu đến Incoterms hiện hành

Thực tế, khi một bản Incoterms ra đời, nó có hiệu lực nhưng không làm cho bản Incoterms trước đó mất hiệu lực. Ở những khu vực thị trường khác nhau và những ngành buôn bán khác nhau vẫn có những cách giải thích khác nhau về các điều kiện thương mại. Chính vì vậy, nếu trong hơp đồng không dẫn chiếu đến incoterms, những điều kiện như FOB, CIF,… có thể được các bên hiểu không thống nhất với nhau về cách giải thích dẫn đến những tranh chấp không đáng có.

incoterms 2010

 

Incoterm 2010 có hiệu lực thay thế cho Incoterms 2000 từ ngày 1/1/2011

2.Không áp dụng Incoterms cho mua bán hàng hóa vô hình

Incoterms là những quy tắc giải thích các điều kiện thương mại nhưng nó không áp dụng cho tất cả loại hình thương mại hàng hóa. Incoterms chỉ giới hạn đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng hóa “hữu hình” .Hàng hóa “hữu hình” là những hàng hóa có thể nhìn thấy, cầm nắm được (sắt, thép, nông sản,…) Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa “vô hình” (dịch vụ, phần mềm máy tính, giấy phép,..) chúng ta không thể sử dụng Incoterms

3.Quy định trong hợp đồng những vấn đề mà Incoterms không đề cập

Incoterms không đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán như: quyền sở hữu hàng hóa và các quyền sở hữu khác, việc vi phạm hợp đồng và hậu quả của sự vi phạm hợp đồng, trường hợp miễn trách,..Những vấn đề này phải được giải quyết  bởi những quy định khác của hợp đồng và luật áp dụng. Vì vậy, dù trong hợp đồng đã có quy định dẫn chiếu đến Incoterms, các bên vẫn cần quy định  những điều khoản khác như thanh toán, các hình thức chế tài, luật áp dụng, khiếu nại, trọng tài,… học nguyên lý kế toán ở đâu tốt nhất

Incoterms 2010

Incoterms 2010

4. Cần có các quy định cụ thể trong hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ của phía bên kia

– Quy định về điều kiện đóng gói bao bì

– Quy định về điều kiện vận tải  học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

– Quy định về nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa

– Quy định cụ thể địa điểm tại nơi cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng học kế toán ở đâu

– Quy định nghĩa vụ thông báo của các bên trước và sau khi giao hàng

5.Sử dụng FCA thay cho FAS hoặc FOB, CPT thay cho CFR, CIP thay cho CIF khi hàng đóng trong container hay khi phương thức vận tải không phải là đường/ nội thủy

Trong các trường hợp khi hàng được đóng container, người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết ( CY hoặc CFS) chứ không phải dọc mạn tàu hay trên tài tại cảng bốc hàng, lúc này, FAS (hoặc FOB),  CFRCIF không thích hợp mà nên sử dụng FCA, CPT, CIP thay thế tương ứng 

6.Hợp đồng theo nhóm C là hợp đồng gửi hàng

Để đảm bảo hợp đồng nhóm F và C là những hợp đồng gửi hàng, trong các hợp đồng người bán nên quy định việc thanh toán của người mua dựa trên cơ sở các chứng từ gửi hàng. Đặc biệt là trong các hợp đồng theo nhóm C,  người bán không thể cam kết bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến việc đến của hàng hóa tại nơi đến. Vì vậy, bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến thời gian cần phải được dẫn chiếu tới nơi bốc hàng  hay gửi hàng

7.Không bổ sung thuật ngữ vào Incoterms

Rắc rối có thể xảy ra nếu quy định các thuật ngữ về vận tải kèm với các điều kiện thương mại trong hợp đồng. Nếu các bên có ý định bổ sung những nghĩa vụ có liên quan thì cần phải có những quy định riêng trong hợp đồng vì chúng vượt ra khỏi các quy định của Incoterms.

8.Sử dụng đúng kí hiệu viết tắt trong Incoterms học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Để tránh khó khăn trong việc giải thích cho hợp đồng theo quy tắc đã chọn, các bên nên viết đúng điều kiện thương mại bằng những kí hiệu viết tắt tiêu chuẩn duy nhất được giả thích trong Incoterm 2010.

9.Tìm hiểu tập quán tại các địa điểm và ngành hàng có liên quan

Vì Incoterms đưa ra một loạt quy định sử dụng trong các ngành buôn bán và tại các khu bực thị trường khác nhau, nên khó có thể luôn đưa ra được những nghĩa vụ của các bên một cách chính xác. Do vậy, ở một chừng mực nào đó  cần dẫn chiếu tới tập quán của cảng hoặc của ngành buôn bán hữu quan hoặc những tập quán của các bên mà bản thân các bên có thể đã hình thành trong các giao dịch trước đó.

10.Giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

Các doanh nghiệp cần chủ động chài hàng và hỏi mua theo những điều kiện thương mại để giành quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. Khi giành được quyền này, không những các doanh nghiệp chủ động hơn, mà còn giúp cơ hội thu lợi nhuận cao hơn mà còn tạo ra những lợi ích cho ngành vận tải, ngành bảo hiểm và cho toàn xã hội. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

II.Kết luận

Trong giao dịch thương mại quốc tế, người bán và người mua ở những nước khác nhau, có khoảng cách về địa lý nên hàng hóa phải trải qua một quãng đường dài trong một thời gian khá lâu để vân chuyển từ địa điểm người bán đến địa điểm người mua. Chính vì vậy, trong bất kỳ giao dịch quốc tế nào , các bên đều luôn quan tâm đến trách nhiệm, việc di chuyển, cho phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa từ người bán sang người mua. Để giải quyết vấn đề này các bên phải sử dụng các điều kiện thương mại. Trong thương mại quốc tế, các điều kiện thương mại có thể được giải thích theo các cách khác nhau, giữa các khu vực thị trường và các ngành nghề buôn bán. Nếu để các bên trong hợp đồng hiểu không thống nhất  về điều kiện thương mại được lựa chọn sẽ rất dễ làm phát sinh tranh chấp. Những lưu ý mình nêu ra trong bài viết là kinh nghiệm của bản thân mình trong quá trình làm nghề, hy vọng nó sẽ giúp ích cho tất cả mọi người. môn nguyên lý kế toán

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Incoterms và những lưu ý khi sử dụng các điều kiện giao hàng quốc tế.

Ngoài ra, để hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngoài việc tìm hiểu các thông tin trên mạng thì bạn nên học các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

3/5 - (2 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *