Làm kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu
Với hàng nhập khẩu thủy sản, chúng ta cần hiểu rõ về những việc phải làm trước khi nhập khẩu, trong đó việc làm kiểm dịch là vô cùng quan trọng. Để được thông quan hải quan, các mặt hàng thủy sản nhập khẩu bắt buộc phải làm kiểm dịch. Vậy hồ sơ làm kiểm dịch, quy trình làm kiểm dịch thủy sản như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.
>>>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1.Làm hồ sơ kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu
Trước tiên bạn cần làm hồ sơ kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:â- Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng thủy sản có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu)
– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là lần đầu đăng ký làm kiểm dịch hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh bắt đầu làm kiểm dịch học xuất nhập khẩu ở hà nội
– Form Giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate/Sanitary Certificate) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (theo yêu cầu);
Lưu ý: vì là hàng thủy sản nên khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp và xác nhận:
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam ( CITES là Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp ) đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
– Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
– Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng thủy sản nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể). học kế toán thuế tại đà nẵng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thuỷ sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.
2.Khai báo kiểm dịch nhập khẩu thủy sản – Thủ tục nhập khẩu thủy sản tươi sống
Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 04 ngày đối với thủy sản, 02 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện kiểm dịch. nên học kế toán thực hành ở đâu
Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu mặt hàng thủy sản gồm:
– Giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản xuất, nhập khẩu (theo mẫu);
– Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch học kế toán thuế ở đâu tốt nhất
3.Kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản tại cửa khẩu nhập – Thủ tục nhập khẩu thủy sản tươi sống
Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện những công việc sau:
(1) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu.
– Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói). c&b manager
(2) Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hoá.
(3) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng
(4) Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện: học kế toán thực tế
– Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (theo mẫu) cho phép chủ hàng đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch (đối với trường hợp phải cách ly kiểm dịch) hoặc cơ sở nơi tiếp nhận lô hàng để thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm;
– Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (theo mẫu ) đối với các lô hàng không phải cách ly kiểm dịch, không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y;
Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (theo mẫu ) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (theo mẫu ) là cơ sở để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa. trung tâm kế toán lê ánh
Khi đã có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch được chỉ đạo bởi Bộ NNPTNN thì mặt hàng thủy sản nhập khẩu có thể tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan nhập khẩu như bình thường theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu.
Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn, đặc biệt là những bạn đang học xuất nhập khẩu ở tphcm và hà nội.
Ngoài ra, nếu muốn học nâng cao nghiệp vụ, bạn nên lựa chọn các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu.