L/C Giáp Lưng Là Gì? Quy Trình Thanh Toán L/C Giáp Lưng
L/C giáp lưng là một trong những phương thức thanh toán áp dụng cho giao dịch mua bán quốc tế giữa nhiều bên.
Vậy cụ thể L/C giáp lưng là gì? Quy trình thanh toán L/C giáp lưng như thế nào, cùng xuatnhapkhauthucte.com tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:
I. L/C giáp lưng là gì?
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho nhà trung gian hưởng, nhà trung gian căn cứ vào nội dung LC này và dùng chính LC này để thế chấp mở một LC khác cho nhà xuất khẩu hưởng với nội dung gần giống như LC ban đầu. Các tên gọi trong giao dịch LC giáp lưng.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất
1. Nhà nhập khẩu hay người mở L/C chủ.
2. Ngân hàng nhà nhập khẩu gọi là NHPH (tức NHPH LC chủ).
3. Nhà trung gian còn gọi là người thụ hưởng thứ nhất hay người thụ
4. Ngân hàng nhà trung gian còn gọi là ngân hàng trung gian, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng.
5. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gọi là NHTB.
6. Nhà xuất khẩu còn gọi là người thụ hưởng thứ hai, hay người thụ hưởng L/C giáp lưng, người cung ứng, người cung cấp.
7. LC được đem đi thế chấp gọi là LC chủ hay LC gốc (Master LC hay Backing LC).
8. LC sau gọi là LC giáp lưng (Back to Back LC) hay LC đối, LC phụ (Counter LC or Subsidiary LC).
Mặc dù gọi là LC giáp lưng, nhưng cả hai LC này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai LC riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.
Giữa LC chủ và LC đối không có bất kỳ mối liên hệ pháp lý nào. Người mở LC chủ không liên quan gì đến LC đối, còn người thụ hưởng LC đối cũng không liên quan gì đến LC chủ.
II. L/C giáp lưng được dùng trong trường hợp nào?
L/C giáp lưng sử dụng chủ yếu trong mua bán qua trung gian khi:
– L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng (do người nhập khẩu không đồng ý), trong khi đó nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hoá. Do đó, nhà trung gian đem L/C này làm đảm bảo để mở L/C đối cho nhà cung cấp hàng hóa hưởng.
– Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán.
– Khi các điều kiện của hợp đồng mua và bán là khác nhau. Ví dụ: Người trung gian bán hàng theo điều kiện CIF còn hợp đồng mua từ người cung cấp là theo điều kiện FOB nên không thể dùng L/C bán CIF chuyển
– Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với các chứng từ phải xuất trình theo LC đối.
– Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả.
III. Đặc điểm của LC giáp lưng (Back to Back LC) là gì?
Tuy LC gốc và LC đối về cơ bản là giống nhau, nhưng cụ thể có một số điểm khác nhau. Cũng tương tự như LC chuyển nhượng, khi mở LC giáp lưng, cần chú ý một số nội dung sau đây:
1. Số tiền và đơn giá ghi trong LC giáp lưng: Nhìn chung số tiền và đơn giá của LC giáp lưng đều thấp hơn so với LC chủ, phần chênh lệch chính là lãi gộp của nhà trung gian.
2. Thời hạn hiệu lực của LC giáp lưng thường ngắn hơn LC chủ.
3. Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của LC giáp lưng thường sớm hơn so với LC chủ.
4. Thời hạn gửi hàng: Về nguyên tắc, thời hạn giao hàng trong LC chuyển nhượng và LC giáp lưng không thay đổi so với LC gốc, vì hàng được giao thẳng từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu (không qua nhà trung gian).
Tuy nhiên, nếu trường hợp hàng được gửi cho người hưởng thứ nhất, từ đó hàng mới được giao cho người nhập khẩu theo quy định của LC gốc, trong trường hợp này, thời hạn giao hàng phải rút ngắn sao cho người trung gian nhận được hàng và giao hàng cho nhà nhập khẩu đúng hạn.
5. Tỷ lệ bảo hiểm: Tỷ lệ bảo hiểm sẽ cao hơn để có thể đạt được số tiền phải mua bảo hiểm ghi trong LC gốc.
Đối với một LC giáp lưng, nếu người trung gian mua với giá FOB và bán với giá CIF, thì nhà trung gian sẽ đứng ra mua bảo hiểm và trả cước vận chuyển, nên sẽ tự định đoạt tỷ lệ hay trị giá bảo hiểm phù hợp với LC gốc. Do có sự thay thế, bổ sung chứng từ của người trung gian nên thường xảy ra sai biệt về số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 110% trị giá hóa đơn.
IV. So sánh L/C chuyển nhượng và LC giáp lưng
a/ Sự giống nhau:
1. Cả hai loại đều liên quan đến một người trung gian là người bán, đều là phương thức thanh toán mua bán qua trung gian.
2. Cả hai loại đều liên quan đến thay thế chứng từ (nội dung thay thế chứng từ là tương tự với LC chuyển nhượng).
b/ Sự khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng:
1. LC chuyển nhượng chỉ liên quan đến một LC, trong khi LC giáp lưng liên quan đến hai LC độc lập.
2. LC chuyển nhượng phải ghi rõ là có thể chuyển nhượng được, trong khi đó LC giáp lưng là không cần phải ghi tiêu đề “giáp lưng”, thậm chí còn phải giấu kín,
3. LC chuyển nhượng có thể không gắn trách nhiệm gì đối với ngân | hàng trung gian, còn LC giáp lưng được mở ra với trách nhiệm của ngân hàng trung gian là ngân hàng phát hành. Đây là điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với chuyển nhượng, bởi vì trong giao dịch giáp lưng hai ngân hàng phát hành hai LC hoàn toàn độc lập với nhau.
Chính vì vậy, khi một NHTM muốn phát hành một LC giáp lưng trên cơ sở của một LC gốc theo yêu cầu của khách hàng thì phải chú ý đến tính chất khác biệt đó của LC giáp lưng để thấy được trách nhiệm của mình.
4. Cả hai loại L/C phải tuân thủ UCP nếu có dẫn chiếu đến, nhưng LC chuyển nhượng có một điều khoản riêng điều chỉnh (Điều 38 UCP 600), còn LC giáp lưng thì không.
5. LC giáp lưng cho phép sự linh hoạt nhất định trong yêu cầu chứng từ, nhưng LC chuyển nhượng không cho phép một ngoại lệ nào.
6. Số lượng chứng từ trong LC giáp lưng có thể nhiều hơn so với LC chuyển nhượng.
V. Quy trình thanh toán LC giáp lưng
Quy trình thanh toán LC/ giáp lưng được thực hiện theo các quy trình sau:
(1) Người trung gian ký hợp đồng mua với người xuất khẩu và hợp đồng bán với người nhập khẩu.
(2) Căn cứ vào hợp đồng, nhà nhập khẩu mở LC không hủy ngang cho nhà trung gian hưởng. LC này gọi là LC chủ (hay LC gốc).
(3) NHPH chuyển L/C chủ tới ngân hàng trung gian.
(4) Ngân hàng trung gian thông báo LC chủ cho nhà trung gian.
(5) Nhà trung gian yêu cầu ngân hàng trung gian mở LC giáp lưng dựa trên LC chủ cho nhà xuất khẩu hưởng.
(8) Sau khi chấp nhận LC giáp lưng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu,
(9) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình qua NHTB (thông thường NHTB sẽ chiết khấu bộ chứng từ).
(10) NHTB gửi bộ chứng từ đến ngân hàng trung gian để đòi tiền; nếu bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng trung gian sẽ thanh toán.
(11) Ngân hàng trung gian yêu cầu nhà trung gian gửi hóa đơn và hối phiếu của mình để lập bộ chứng từ theo LC chủ để đòi tiền NHPH.
(12) Người trung gian thay thế chứng từ cần thiết.
(13) Ngân hàng trung gian gửi chứng từ đòi tiền NHPH; nếu chứng từ hợp lệ NHPH sẽ thanh toán bộ chứng từ,
(14) Nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ và hoàn trả tiền cho NHPH.
VI. Rủi ro trong LC giáp lưng
Đối với Ngân hàng trung gian (NHTG):
Trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C giáp lưng, NHTG vừa đóng vai trò thông báo cho nhà trung gian về L/C gốc vừa đóng vai trò NHPH L/C giáp lưng theo yêu cầu của nhà trung gian nên rủi ro đối với NHTG vừa là rủi ro của NHTB vừa là rủi ro của NHPH như trong một L/C thuần túy
Đối với Ngân hàng thông báo (NHTB):
Ngân hàng xuất khẩu Vì L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Nên quá trình lập và thanh toán L/C gốc cũng nảy sinh những rủi ro tương tự đối với NH thông báo như trong một L/C thuần túy.
Hy vọng bài viết về L/C Giáp Lưng Là Gì? Quy Trình Thanh Toán L/C Giáp Lưng sẽ hữu ích tới bạn đọc.
Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.
Hiện nay đã có khóa học thanh toán quốc tế dành cho đối tượng muốn thi tuyển vào vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế ở Ngân hàng & làm mảng thanh toán quốc tế ở doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và theo học nếu chưa tự tin với nghiệp vụ thanh toán quốc tế của bản thân.
>>>>>> Tham khảo thêm:
C/O Là Gì? Các Loại Form C/O Và Quy Trình Làm C/O Chi Tiết
LC trả chậm – UPAS LC Là Gì? Quy Trình Nghiệp Vụ
Nội Dung Thư Bảo Lãnh Trong Thanh Toán Ngân Hàng
Win Win Là Gì? Chiến Lược Đàm Phán Win Win Trong Hợp Đồng