Kinh nghiệm tra cứu mã HS
Việc tra cứu mã HS – mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mã HS (HS code) là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa do tổ chức hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
1.Kinh nghiệm tra cứu mã HS
Thông thường khi tra cứu mã HS, người ta thường áp dụng 6 quy tắc áp mã HS (quy định trong Thông tư 103/2015/TT-BTC). Nghiên cứu & áp dụng nhiều lần, bạn sẽ nắm được cách sử dụng những quy tắc này.
Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể trình bày với cơ quan hải quan một cách tự tin và thuyết phục.
Cách tra cứu theo 6 quy tắc này là hình thức được hướng dẫn nói chung, tuy nhiên, trong thực tế, người ta có nhiều cách khác nhau để áp dụng mã HS.
>>>>>> Xem thêm: Cách tra cứu chi tiết về mã HS và thuế xuất nhập khẩu trên Biểu thuế
Cách 1: Hỏi người có kinh nghiệm
Nếu bạn có quen biết người có kinh nghiệm thì đây là cách làm nhanh chóng, tiết kiệm và khá hiệu quả nhất. Bạn có thể tìm đồng nghiệp, bạn bè trong nghề cùng công ty hoặc công ty khác nếu gặp phải các mặt hàng khó tra cứu.
Tuy nhiên, nếu bạn mới thì có thể áp dụng nhưng đừng nên lạm dụng vì nếu đã làm lâu nhưng không biết thì có thể được xem là yếu kém trong công việc.
Ngoài ra, bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi.
Không phải trường hợp nào bạn cũng có người có kinh nghiệm để hỏi về tra cứu mã HS, vậy bạn có thể thử các cách sau:
Cách 2: Tra cứu bằng sách Biểu thuế xuất nhập khẩu:
Đây là phương pháp thủ công, tuy nhiên khi tra cứu nhiều và có phương pháp tra cứu, đặc biệt nên áp dụng quy tắc phân loại hàng hóa vào tra cứu thì sẽ nhanh hơn. Khi bạn tra nhiều, bạn sẽ quen dần và biết cách tra nhanh chóng hơn.
Cách 3: Tra cứu bằng biểu thuế dạng Excel bản mềm:
Bạn có thể tải về file Excel Biểu thuế, bấm Ctrl +F, hiển thị khung tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm. Cách làm này khá nhanh, tuy nhiên có nhiều file trên mạng nên dẫn đến mình phải kiểm tra chính xác thông tin biểu thuế trước khi sử dụng.
Cách 4: Tra cứu trên website bieuthue.net:
Ưu điểm của trang này là nguồn dữ liệu lớn, tra cứu nhanh và cho phép đánh dấu các mặt hàng cùng mã HS vào lịch sử cá nhân của mình. Dữ liệu phần biểu thuế được cập nhật liên tục khi có thay đổi về thuế suất.
Cách 5: Tra cứu trên website custom.gov.vn:
Ưu điểm là chính xác 100% về thuế suất. Tuy nhiên mình chỉ dùng trang này khi mình cần kiểm tra lại thuế suất (Vì trang này chậm và tra cứu tương đối nhiều bước không thuận tiện lắm.)
2.Các lưu ý khi tra cứu mã HS
Có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng chưa chắc bạn đã đạt được kết quả đúng, vì vậy, điều cần thiết là bạn cần hiểu rõ về hàng hóa mà bạn cần tra cứu. Ví dụ như:
– Tên gọi của mặt hàng
– Công dụng của sản phẩm
– Chất liệu cấu thành sản phẩm
– Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật
– Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)
Tất nhiên đứng trên góc độ bạn tự tìm kiếm thì có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Còn có một cách mà cho kết quả chính xác nhưng rất ít ai sử dụng, đó là nhờ sự trợ giúp của cơ quan hải quan. Khi đó, bạn cần làm thủ tục lấy hàng mẫu rồi đưa đến trung tâm phân tích phân loại của hải quan để họ tiến hành nghiệp vụ xác định mã HS.
Việc làm này mất nhiều thời gian và chi phí nên rất ít người sử dụng.
Mong bài viết của Xuất nhập khẩu thực tế sẽ giúp bạn nắm bắt được một số kinh nghiệm tra cứu mã HS và áp dụng vào thực tế.
Để tìm hiểu nhiều hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại website: xuatnhapkhauthucte.com. Nếu bạn đang muốn học logistics, học xuất nhập khẩu và cần tư vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc địa chỉ học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu hà nội và tphcm