Hướng dẫn trình bày nội dung trên Airway Bill
Vận đơn đường hàng không (Airway Bill) cũng có những nội dung khác biệt so với vận đơn đường biển.
Cùng Xuất nhập khẩu thực tế tìm hiểu các thông tin chi tiết trên một mẫu vận đơn đường hàng không qua bài viết dưới đây.
>>>>>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn tiền nộp thuế
1.Phân loại Airway Bill (AWB)
Về cơ bản hai loại Airway Bill (AWB) chính được sử dụng trong xuất nhập khẩu:
- HAWB là viết tắt của House Air Waybill (vận đơn nhà)
- MAWB là Master Air Waybill (vận đơn chủ)
Hai loại vận đơn này thường dễ bị nhầm lẫn. Về cơ bản, người ta phân biệt HAWB là do người giao nhận cấp và MAWB là do hãng hàng không cấp.
2.Nội dung chi tiết của Airway Bill
- Số vận đơn (AWB NO.) bao gồm ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number), ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành, sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of departure và mã số AWB (serial number) 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit).
- Người chuyên chở (AIRLINES) là tên hãng hàng không học kế toán thuế
- Người gửi hàng (SHIPER) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu” (Nếu là Housse AWB) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận” (Nếu là Master AWB).
- Người nhận hàng (CONSIGNEE) chỉ được ghi đích danh tên người nhận hàng do AWB không có khả năng lưu thông như B/L nên không được phát hành theo lệnh.
- Thông tin thanh toán (ACCOUNTING INFORMATION) thể hiên việc tiền cưới đã được trả (PREPAID) hoặc chưa trả (COLLECT). học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online
- Sân bay đi (AIRPORT OF DEPARTURE) ghi mã sân bay khởi hành.
- Sân bay đến (AIRPORT OF DESTINATION) ghi mã sân bay hạ cánh
- Số chuyến bay, ngày tháng … (FIGHT NO..DATE) ghi số chuyển bay chở hàng và ngày bay.
- Thông tin làm hàng (HANDLING INFORMATION) sử dụng để ghi chú các thông tin do người gửi hàng khai báo (có thể ghi thông tin Bên được thông báo – Notify Party như trên B/L)
- Số lượng kiện (NO OFPIECES & GROSS WEIGHT) ghi số kiện hàng/ số thùng Carton … và khối lượng cả bì của lô hàng (khi được cân lên tại sân bay). nên học kế toán thực hành ở đâu
- Khối lượng tính cước (CHARGEABLE WEIGHT) ghi khối lượng sử dụng để tính cước cho lô hàng (khối lượng này có thể khác khối lượng cả bì của lô hàng do kích thước hàng cồng kềnh).
- Tên hàng (DESCRIPTIONS OF GOODS) ghi mô tả chung cho cả lô hàng.
- Kích thước của các kiện hàng (DIMENSION) ghi cụ thể kích thước của mỗi kiện hàng để tính toán Chargeable Weight. học bằng kế toán trưởng
- Mức cước và các chi phí khác (RATE CHARGES) có thể được ghi cụ thể hoặc không tùy vào yêu cầu của người gửi hàng.
- Thanh toán cước (PREPAID/COLLECT) có thể ghi rõ các khoản đã được thanh toán vào mục Prepaid hoặc các khoản chưa được thanh toán vào mục Collect.
- Nơi và ngày phát hành (DATE AND PLACE OF ISSUE) ghi rõ nơi và ngày phát hành AWB (cũng chính là ngày giao hàng trong vận tải hàng không)
- Chữ ký (SIGNATURE) của người phát hành AWB. địa chỉ học kế toán tổng hợp
- Thứ tự bản gốc/ bản sao (ORIGIN/COPY) thể hiện rõ đây là bản gốc số mấy (được giao cho ai) hoặc đây là bản sao số mấy. học xuất nhập khẩu
Mặt sau của AWB (BACK) gồm các nội dung chủ yếu như: Giới hạn trách nhiệm hiện hành của người chuyên chở (20 USD/ kg), các định nghĩa, nguồn luật điều chỉnh, nghĩa vụ của người chuyên chở, quy định việc áp dụng biểu cước, việc báo tin hàng đến và giao hàng, thông tin báo tổn thất và khiếu nại với người chuyên chở.
Trên đây là những thông tin trình bày trên Airway Bill (AWB), hy vọng những thông tin Xuất nhập khẩu thực tế sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Nếu bạn đang muốn học xuất nhập khẩu và cần tư vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc địa chỉ học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt , hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.