Hợp đồng trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu

Trao đổi hàng hóa là một hoạt động diễn ra từ khi xã hội loại người chưa có tiền tệ. Hoạt động trao đổi mang tính chất bù trừ không nhằm thu về một khoản lợi nhuận mà chủ yếu là để phục vụ mục đích thỏa mãn nhu cầu của các bên trao đổi. Vì vậy loại hợp đồng này ngoài những tính chất vốn có của một hợp đồng ngoại thương còn có những nét riêng. Đó là những yêu cầu cân bằng về chất lượng, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán… học xuất nhập khẩu ở đâu

>>>>>>>> Xem thêm: cách phân biệt vận đơn gốc với vận đơn copy

Để ký hợp đồng người ta có thể sử dụng một trong hai cách sau:

  • Các quốc gia kỹ với nhau một Hiệp định trao đổi hàng hóa có thể dài hạn, hàng năm Chính phủ các quốc gia này sẽ ký kết các Nghị định thư. Trên cơ sở Hiệp định, Nghị định thư, các hãng, các công ty của các quốc gia có liên quan sẽ ký kết các hợp đồng cụ thể.
  • Các công ty ký với nhau một hợp đồng dài hạn (Hợp đồng khung), sau đó trong từng năm các bên sẽ kỹ các hợp đồng cụ thể. học xuất nhập khẩu ở đâu

Các hợp đồng cụ thể có thể được ký kết theo hai hợp đồng (hợp đồng mua, hợp đồng bán) hay cả hai hoạt động mua bán đều được ký kết trong một hợp đồng.

Hợp đồng trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu

Nội dung hợp đồng trao đổi hàng hóa ngoài phần mở đầu, khiếu nại trọng tài… Các bên phải đặc biệt lưu ý đến các nội dung chính sau đây:

1.Điều khoản về hàng hóa

Điều khoản này có thể được xác định bởi một danh mục hàng hóa trao đổi ngay tại Hiệp định, Nghị định thư hoặc trong hợp đồng khung: tên hàng, số lượng, chất lượng.

Để đảm bảo cân bằng về mặt chất lượng, số lượng trao đổi các bên sẽ phải đấu tranh, nhân nhượng lẫn nhau. Những khái niệm hàng quý, hàng khó bán… được hiểu tùy theo quan niệm, điều kiện kinh tế của mỗi nước. Có những mặt hàng ở nước này được coi là quý nhưng ở nước khác lại không được nhìn nhận như vậy.

2.Điều khoản về giá

Giá cả là thể hiện ra bên ngoài của giá trị, thể hiện tỷ lệ trao đổi hàng hóa. Vì vậy giá cả được hai bên quan tâm đặc biệt. Nếu đối phương bán giá rẻ thì ta cũng xuất khẩu giá rẻ, và ngược lại.  học khai báo hải quan

Để xác định giá cả trong hợp đồng các bên phải hết sức quan tâm đến giá quốc tế của hàng hóa được công bố trong các tạp chí chuyên ngành, các phương tiện thông tin đại chúng cùng với các xu hướng biến động giá cả. Giá cả thường do các bên mua bán quyết định, nhưng cũng có trường hợp giá cả đã được Chính phủ định sẵn trong các Hiệp định hay Nghị định thư.

Giá cả được xác định theo: học kế toán thực hành ở tphcm

  • Giá cụ thể cho từng lần giao dịch
  • Xác định theo nguyên tắc định giá (thường áp dụng cho các hợp đồng dài hạn): Ví dụ tính giá trượt theo năm, theo quý, theo tháng,…

hợp đồng trao đổi hàng hóa

3.Điều khoản về điều kiện cơ sở giao hàng

Để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các bên, trong hợp đồng người ta quy định các bên trao đổi với nhau theo điều kiện FOB hay CIF… Nếu một bên bán FOB còn phía bên kia giao theo điều kiện CIF lúc đó sẽ có một bên bị thiệt. Cho nên giá cả trong hợp đồng phải có sự tính toán sao cho hai bên không bên nào bị thiệt hại. khóa học trưởng phòng nhân sự tại hà nội

4.Điều khoản giao hàng

a.Địa điểm giao hàng

  • Khi ký hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hàng hóa hai bên sẽ cùng được giao nhận tại một địa điểm cụ thể nào đó. Ví dụ hàng của Việt Nam chở đến kho hàng của công ty X ở Singapore và giao cho công ty X. Phía Việt Nam và Ấn Độ nhận hàng tại công ty X chở về nước mình. Cách làm này rất thực tế những sẽ gặp rất nhiều bất tiện và sẽ làm gia tăng chi phí lưu thông nên nhiều người không dùng.
  • Địa điểm giao hàng phù hợp với các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF… đã được thỏa thuận trong hợp đồng. học logistics ở đâu tốt tại tphcm

b. Thời hạn giao hàng

Thời hạn giao hàng trong quan hệ trao đổi bù trừ có thể được quy định theo các cách sau:

  • Hai bên cùng giao một lúc, cách làm này khó thực hiện do nhiều nguyên nhân
  • Một bên giao trước, phía đối tác sẽ giao sau một thời gian. Cách quy định này bên giao hàng trước sẽ bất lợi vì bị đọng vốn, bị rủi ro tiền tệ… Vì vậy khi ký hợp đồng các bên phải tính toán giá cả sao cho bên giao hàng trước không bị thiệt hại. học về tài chính

5.Điều khoản thanh toán

Thanh toán trong trao đổi hàng hóa theo kiểu bù trừ có thể thực hiện theo các phương thức: Ghi sổ, nhờ thu, L/C… trong hợp đồng các bên ngoài việc quy định: Thời hạn thanh toán, số tiền thanh toán, chứng từ thanh toán,… các bên sẽ phải quy định ngân hàng đứng ra thanh toán. Ngân hàng này có thể chi làm nhiệm vụ bù trừ cho các bên. học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

6.Điều khoản đảm bảo thực hiện hợp đồng

Để khống chế lẫn nhau các bên có thể sử dụng các cách sau:

  • L/C đối ứng học về xuất nhập khẩu
  • Mở một tài khoản đặc biệt tại ngân hàng
  • Phạt khi giao hàng thiếu hoặc chậm giao hàng

Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục cho một hợp đồng trao đổi hàng hóa!

Để tìm hiểu nhiều hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể đọc thêm các bài viết về học xuất nhập khẩu thực tế tại website: xuatnhapkhauthucte.com.

5/5 - (2 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *