Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế – Những Kiến Thức Cần Biết

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có nhiều tên gọi khác nhau như Hợp đồng ngoại thương, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc Hợp đồng thương mại quốc tế.

Cho dù gọi bằng cách nào thì các chứng từ này cũng có cùng một nội dung thể hiện các thông tin quan trọng về hoạt động giao dịch mua bán giữa các bên.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán (nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu) có trụ sở ở nhiều nước khác nhau, nhà xuất khẩu sẽ chuyển giao quyền sở hữu một số lượng tài sản (hàng hóa) cho nhà nhập khẩu và nhận lại tiền, và nhà nhập khẩu thanh toán tiền và nhận hàng,

– Bản chất của hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên ký kết.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ngoại thương được ký kết dựa trên các nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, là: quyền tự do hợp đồng bao gồm:

  • Nguyên tắc tự nguyện
  • Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi:
  • Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất:
  • Không trái với pháp luật hiện hành: 

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

So với hợp đồng nội thương, hợp đồng ngoại thương thường có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hàng hóa được di chuyển qua biên giới hải quan, bao gồm hầu hết các hàng hóa được di chuyển qua biên giới quốc gia (ngoại trừ hàng hóa giữa khu chế xuất mua bán với bên ngoài khu chế xuất).

Thứ hai, đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán là đồng tiền nước người mua hoặc đồng tiền nước người bán hoặc đồng tiền nước thứ ba, do đó điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. 

Thứ ba, các bên mua bán thường có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, đặc điểm này là điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giúp hợp đồng tính quốc tế.

Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

3. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tài sản; do được đem ra mua bán nên tài sản này trở thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc định (specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods).

Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá (counter value) cân xứng với giá trị đó được giao.

Khách thể của hợp đồng là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng). Điểm này là sự khác biệt so với các hợp đồng thuê mướn, vì hợp đồng thuê mướn sẽ không tạo ra sự chuyển chủ; và hợp đồng này khác biệt so với hợp đồng tặng biếu vì HĐ biếu tặng không có sự cân xứng trong nghĩa vụ và quyền lợi.

4. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì?

Thông thường, một hợp đồng ngoại thương gồm có hai phần là phần mở đầu và phần nội dung về các điều khoản của hợp đồng.

Những vấn đề liền quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đều được tập hợp lại thành những điều khoản quy định trong hợp đồng ngoại thương.

A PHẦN MỞ ĐẦU (REPRESENTATION)

(1) Số và ký hiệu hợp đồng (Contract No.)

(2) Tên hợp đồng

(3) Những căn cứ xác lập hợp đồng:

(4) Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng

(5) Tên của người mua và người bán

(6) Địa chỉ, Điện thoại, Email, Fax của các bên

(7) Tài khoản mở tại ngân hàng

(8) Người đại diện

B. PHẦN CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ NỘI DUNG

I. Nhóm điều khoản cơ bản thường không thể thiếu:

(1) Tên hàng (Commodity)

(2) Số lượng (Quantity)

(a) Về đơn vị tính số lượng

(b) Phương pháp thể hiện số lượng:

(c) Các loại trọng lượng

(3) Chất lượng và quy cách hàng hóa

(4) Điều khoản về giá

(5) Điều kiện giao hàng

(a) Thời gian giao hàng

(b) Địa điểm giao hàng

(c) Phương thức giao nhận hàng

(d) Thông báo giao hàng:

(e) Những quy định khác về việc giao hàng

(6) Điều kiện thanh toán

II. Nhóm điều khoản khác

(7) Về bao bì và ký mã hiệu hàng hóa

(8) Điều khoản về bảo hành (Warranty)

(9) Điều khoản về khiếu nại (Claim)

(10) Điều khoản về các tình huống bất khả kháng

(11) Điều khoản về trọng tài

6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thể hiện chi tiết về Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:

A. PHẦN MỞ ĐẦU (REPRESENTATION)

Phần mở đầu bao gồm các điều khoản sau:

(1) Số và ký hiệu hợp đồng (Contract No.): Thường ghi ở dưới tên văn bản hoặc ở góc trái của bản hợp đồng. Số hợp đồng là cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu và ghi lên các chứng từ liên quan tham chiếu.

(2) Tên hợp đồng: Được ghi to, đậm ở chính giữa bên trên tờ hợp đồng. Tên hợp đồng thường lây theo chủng loại hàng hóa mua bán.

(3) Những căn cứ xác lập hợp đồng:

Nếu là hợp đồng mua bán thông thường, thì người ta chỉ nêu sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng. Ví dụ bằng các câu:

“Both sides have discussed and agreed to conclude a contract for shipment on….. with terms and conditions as follow:”.

“Confirms having concluded between: Seller……….; Buyer………”.

– Nếu hợp đồng được xác lập trên cơ sở hiệp định chính phủ hay nghị định thư thì phải trích dẫn hiệp định hay nghị định thư làm căn cứ xác lập hợp đồng.

(4) Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng:

Đây được xem là mốc đánh dấu sự thiết lập quan hệ hợp đồng trong thời gian, không gian cụ thể nhằm chứng minh sự giao dịch của hai bên mua bán; vừa là mốc thời gian để cho các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng. Nếu không chỉ định tòa án xét xử tranh chấp, thì tòa án nơi lập hợp đồng sẽ thụ lý và xét xử các tranh chấp xảy ra (nếu có). Cũng có nhiều trường hợp, địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng được để ở phần cuối hợp đồng.

(5) Tên của người mua và người bán:

Nhằm tránh bị lừa đảo, thì các bên đối tác phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, còn người thay mặt tổ chức ký hợp đồng phải ghi rõ quốc tịch, chức vụ và thâm 14cm đồng thời thông qua ngân hàng phục vụ mình để thu thập thông tin kinh tế về đối tác, xem đối tác có rơi vào tình trạng phá sản, vì nợ… hay không.

(6) Địa chỉ, Điện thoại, Email, Fax của các bên:

Phải ghi đầy đủ và rõ ràng địa chỉ đặt trụ sở chính của bên mua và bên bán. Đây là vi để các bên liên quan liên hệ thư tín và giải quyết các vấn đề liên quan.

(7) Tài khoản mở tại ngân hàng: Tuy không bắt buộc, nhưng nó. ghi đầy đủ tài khoản ngân hàng thì độ tin cậy trong mua bán sẽ cao hơn.

(8) Người đại diện: Về nguyên tắc phải là người đứng đầu pháp nhân hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hợp đồng được ký theo sự ủy quyền, thì giấy ủy quyền phải được gắn cùng với hợp đồng.

B. PHẦN CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ NỘI DUNG

Về nguyên tắc, số lượng và nội dung điều khoản giữa các đơn đồng là không nhất thiết phải giống nhau, mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chủng loại hàng hóa, yêu cầu của nước nhập khẩu, xuất khẩu và nhất là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Tuy nhiên, điểm chung, một hợp đồng ngoại thương thường bao gồm hai nhóm điều khoản, đó là: Nhóm điều khoản cơ bản không thể thiếu và nhỏ điều khoản khác.

I.Nhóm điều khoản cơ bản thường không thể thiếu:

(1) Tên hàng (Commodity):

Vì hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán, nên “tên hàng” phải thể hiện chính xác đối tượng mua bán bằng những từ ngữ phổ thông (nếu có thể) để các bên mua bán cũng như các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được mà không cần đến sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.

Ngoài tên phổ thông và tên thương mại, nếu hàng hóa còn có tên khoa học (ví dụ hàng hóa là cây giống, quặng kim loại, phân bón, chất hóa học…) thì cần phải viết cả tên khoa học đầy đủ vào hợp đồng. Tại điều khoản này, người lập hợp đồng phải đảm bảo nêu tên hàng ngắn gọn, chính xác, đầy đủ thông tin và không thể hiểu cách khác được.

Khi khai báo hải quan, mỗi hàng hóa được áp một mã HS vì thế tên hàng hóa ghi trong hợp đồng còn cần phải phù hợp với tên mô tả của nó trong danh mục hoặc biểu thuế xuất nhập khẩu tương ứng với ” HS mà nó được xếp loại. Tên hàng hóa không phù hợp để gây ” lâm cho bộ phận hải quan và gây nhiều rắc rối, mất thời gian thông quan hàng hóa và tính thuế xuất nhập khẩu.

Nếu số loại hàng hóa mua bán nhiều, hoặc cùng một hàng hóa nhưng có nhiều chất lượng khác nhau, thì có thể kê riêng thành một | bán (gọi là bản phụ lục) đính kèm hợp đồng. Trong bản hợp đồng có một điều khoản tham chiếu tới nội dung: “Các mặt hàng được ghi trong bản phụ lục đính kèm”.

(2) Số lượng (Quantity)

Việc xác định đơn vị đo lường số lượng và khối lượng rất trọng và cần có một sự thống nhất chung. Trong buôn bán quốc tế người ta công nhận đồng thời nhiều hệ đo lường khác nhau như: hệ của Anh, Mỹ, hệ quốc tế. Vì thế, để tránh nhầm lẫn và tranh chấp về sau, khi xây dựng hợp đồng ngoại thương cần lưu ý, một mặt ghi đơn vị đo lường, khối lượng theo tập quán, mặt khác nên chủ động quy đổi ra hệ quốc tế và ghi cả hai đơn vị này trong hợp đồng mua bán quốc tế. Trong trường hợp đối tác giao dịch lần đầu, ta phải thống nhất rõ ràng trước khi ghi vào hợp đồng.

Hai bên mua bán cần thỏa thuận các nội dung về số lượng và khối lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán:

(a) Về đơn vị tính số lượng: Có thể được phân thành:

– Nhóm đơn vị đo lường thống nhất, phổ thông (chỉ có một cách hiểu duy nhất cho mọi người) như: Kg, ton, m”, liter, unit…ng gặp nh

– Nhóm đơn vị đo lường đặc biệt (không thuộc mét hệ) như: inch (2,54 cm); feet (12 inches = 0,305 m); yard (3 feet =0,915 m); mile (1,609 km); barrel (158,98 liter); grain (0,0648 gam); dram (1,772 gam); ounce (28,350 gam đối với hàng thông thường và 31,1035 đối với vàng, bạc); dozen (tá hay 12 cái); gross (12 tá).

– Nhóm đơn vị đo lường không thống nhất, nghĩa là cùng một tên gọi nhưng ở mỗi nước lại có một nội dung khác. Ví dụ: một bao bông ở Ai Cập là 330 kg, trong khi đó ở Brazin chỉ là 180 kg; một bao cà phê ở các nước thường là 60 cân Anh (27,13 kg), trong khi đó ở Colombia lại là 70 cân Anh (31,7 kg).

(b) Phương pháp thể hiện số lượng:

Số lượng cố định:

Hàng hóa mua bán quốc tế có rất nhiều loại, có những mặt hàng ta có thể xác định chính xác được số lượng của nó bằng đơn vị đóng gói (packing unit) như thùng, hòm, hộp…(cases, boxes…) và từng đơn vị riêng lẻ (individual items) như carton, chiếc, đôi, bộ…(carton, piece, pair, set)… Khi mua bán những mặt hàng này, số lượng giao dịch quy định trong hợp đồng có thể là một số cố định, chắc chắn. Các bên không được phép giao dịch với số lượng khác với quy định của hợp đồng

– Số lượng có dung sai:

Một số mặt hàng khác như than đá, dầu lừa, quặng, phân bón, ngũ cốc… chuyên chở dạng rời (in – bulk) với khối lượng lớn, làm cho việc cân đo, đong, đếm những mặt hàng này không thể chính xác tuyệt đối, hơn nữa, việc thuê tàu chở vừa đủ số lượng hợp đồng là không khả thi, một dung sại hợp lý giúp cho người bản có thể tận dụng khoảng trống của tàu mà không phải trả cước.

Chính vì vậy, trong hợp đồng mua bán các bên quy định một điều khoản cho phép dung sai về số lượng hàng hóa (moreless clause), nghĩa là so với khối lượng quy định của hợp đồng, thì thực tế các bên có thể giao nhận tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định. Cho

– Tập quán quốc tế:

Việc xác định dung sai khối lượng hàng hóa có thể được quy định cụ thể trong hợp đồng, nếu không quy định sẽ tuân theo tập quán thương mại quốc tế. Điều 30 UCP 600 quy định:

+ Các từ “khoảng” hoặc “ước chừng” sử dụng để chỉ số lượng ghi trong LC phải được hiểu là cho phép một dung sai 10% hơn hoặc kém về số lượng.

+ Một dung sai không vượt quá 5% hơn hoặc 5% kém về số lượng hàng hoá là được phép, miễn là LC không quy định số lượng được tính bằng số đơn vị bao, kiện hoặc đơn vị chiếc và tổng số tiền thanh toán không vượt quá số tiền của LC.

– Địa điểm xác định số lượng:

Về nguyên tắc, số lượng hàng hóa có thể được kiểm định tại nơi gửi hàng (gọi là trọng lượng bộc – Shipped weight) hay nơi dỡ hàng (gọi là trọng lượng dỡ – landed Weight) và điều này được quy định rõ trong hợp đồng.

Nếu không có quy định như vậy trong hợp đồng, thì bên bán có trách nhiệm tổ chức trưng cầu giám định và cung cấp giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (certificate of quantity) cho bên mua.

(c) Các loại trọng lượng:

Tùy theo mặt hàng mua bán mà người ta có thể quy định trọng lượng theo một trong các cách sau đây:

– Trọng lượng cả bì (gross weight):

Bao gồm trọng lượng của hóa cộng với trọng lượng của bao bì hàng hóa. Những hàng h. trọng bao bì trên () hàng hóa thấp, hoặc bao bì là thành hàng hóa, hoặc khi giá một đơn vị bao bì tương đương với giá một đơn vị hàng hóa thì khi mua bán người ta tính trọng lượng cả bì.

– Trọng lượng tịnh (net weight):

Hầu hết hàng hóa thương đều có chỉ dẫn về trọng lượng, bao gồm trọng lượng cả bì và t lượng tịnh. Đối với những hàng hóa này, đơn giá thường chỉ áp d cho trọng lượng tịnh; tuy nhiên nếu bao bì thuộc loại đắt tiền, nh, dùng nhiều lần thì phải có quy định cụ thể, hoặc trả lại bao bì hoặc trả tiền bổ sung cho bao bì nếu không trả lại. 

– Trọng lượng tiêu chuẩn (standard weight):

Có một số loại hàng có trọng lượng thay đổi phụ thuộc vào thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ (ví dụ như tơ tằm, bông, len…), nên khi mua bán những hàng hóa thuộc loại này, trọng lượng hàng hóa thường được xác định trong một môi trường tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm để bảo đảm chính xác cho người mua và người bán.

– Trọng lượng lý thuyết (theory weight):

Nhiều hàng hóa có trọng lượng riêng không phụ thuộc vào môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nên khi giao dịch ta xác định trọng lượng của chúng theo công thức lý thuyết sau:

– Trọng lượng = Thể tích x Trọng lượng riêng

Trọng lượng tính theo công thức trên là cơ sở cho giao dịch mua | bán và được gọi là trọng lượng lý thuyết.

– Trọng lượng tịnh luật định (Legal Net weight):

Là trọng lượng của hàng hóa trừ đi trọng lượng bì luật định do hải quan quy định định theo từng loại bao bì. Phương pháp này được áp dụng để “” thuế hải quan (chủ yếu là thuế nhập khẩu) khi hải quan đánh thuế trọng lượng chứ không theo số lượng. Trọng lượng tịnh luật không có tác dụng trong thanh toán tiền hàng.

(3) Chất lượng và quy cách hàng hóa:

Đây là điều khoản quy định về mặt chất lượng và quy cách hàng . Do đó, tùy theo loại hàng giao dịch mà trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, ; vị, độ ẩm, tạp chất… của hàng hóa.

Để quy định chính xác chất lượng của hàng hóa, người ta thường căn cứ vào các tiêu chí sau:

(a) Chất lượng hoặc tiêu chuẩn hàng hóa:

Thông thường các sản phẩm công nghiệp được tiêu chuẩn hóa (standardised) về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói… theo tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn của ngành kinh tế, đăng ký chất lượng hay tiêu chuẩn chất lượng nhà sản xuất.

Ngoài ra, khi định ra tiêu chuẩn, người ta còn định ra chất lượng (category), như hàng loại I, loại II, loại III hoặc hàng phế phẩm.

Do đó, khi xác định chất lượng hàng hóa, ngoài yếu tố tiêu chuẩn còn phải chú ý đến chất lượng/phẩm cấp hàng hóa. Hơn nữa, ngày nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, nên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi nói đến tiêu chuẩn hàng hóa thì phải nói chính xác, cụ thể là tiêu chuẩn năm nào, theo số hiệu nào, của ai.

Khi áp dụng tiêu chuẩn phẩm cấp để quy định chất lượng hàng hóa thì các bên phải hiểu rõ và nắm chắc nội dung của bộ tiêu chuẩn.

+ Về phía người bán, cần phải cân nhắc xem hàng hóa của mình đạt được phẩm cấp loại gì trong những bộ tiêu chuẩn nào, bộ tiêu chuẩn đó có uy tín trên thị trường quốc tế không.

+ Về phía người mua, cần xem xét xem ứng với phẩm cấp, tiêu chuẩn mà hàng hóa đạt được thì quy cách chất lượng của hàng hóa mua về cụ thể là như thế nào, có phù hợp với hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng/kinh doanh thương mại của doanh nghiệp không.

Hai bên không cần áp dụng toàn bộ các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn mà có thể chỉ áp dụng một số nội dung của tiêu chuẩn nhưng phải nêu rõ trong hợp đồng. Để tránh nhầm lẫn và tranh chấp, bộ tiêu chuẩn được áp dụng sẽ được sao làm 2 bản cho bên nắm giữ, có chữ ký của 2 bên, đóng dấu giáp lai và coi là phụ lục của hợp đồng.

(b) Mô tả hàng hóa:

Nhìn chung nhiều hàng hóa mua bán ni được tiêu chuẩn hóa chất lượng. Do đó, khi mua bán các bên e quy định chất lượng bằng sự mô tả hàng hóa về các yếu tố nh, tích, kích thước, màu sắc, tính năng….

Để tránh tranh chấp xảy ra đồng phải mô tả hàng hóa một cách chính xác, không được đi từ mơ hồ như: “chất lượng phải tốt”, “chất lượng bảo đảm” nhiên, phương pháp này ít được dùng độc lập mà thường được dù phổ biến cùng với các phương pháp khác.

(c) Theo mẫu hàng hóa:

Đối với những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa chất lượng và khó mô tả chi tiết thì có thể thỏa thuận theo nã. hàng. Cách quy định chất lượng hàng hóa dựa vào mẫu hàng áp dụng đối với hàng hóa mà quá trình sản xuất có những công đoạn thủ công chất lượng của hàng hóa thể hiện qua độ tinh xảo, trình độ tay nghề của người sản xuất, rất khó mô tả bằng lời (hàng thủ công mỹ nghệ. hàng dệt may), hoặc hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa (hàng nông sản).

Tuy nhiên cách quy định chất lượng hàng hóa dựa vào mẫu hàng không được áp dụng khi hàng hóa có hạn sử dụng ngắn, tính chất dễ bị biến đổi theo thời gian do mẫu hàng phải được bảo quản từ khi 2 bên ký kết hợp đồng cho đến khi các bên hoàn thành xong hết nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

Có 2 trường hợp trong việc hình thành và lựa chọn mẫu hàng:

– Người bán đưa ra mẫu hàng, người mua chấp nhận.

– Người mua đưa ra mẫu hàng, người bán căn cứ mẫu hàng người mua cung cấp để sản xuất mẫu đối (counter sample), người mua căn cứ vào mẫu đối để đánh giá năng lực sản xuất của người bán, nếu người mua chấp nhận mẫu đối thì mẫu đối mới là mẫu hàng có tính chất pháp lý.

– Khi sử dụng mẫu hàng để quy định chất lượng thì cần lưu ý:

– Mẫu hàng phải được rút ra từ chính lô hàng cần giao và có cha | lượng trung bình so với tổng thể.

– Không được dùng mẫu hàng của hợp đồng này làm cao định chất lượng hàng hóa của một hợp đồng khác.

Trong hợp đồng có thể có 2 cách quy định: “Hàng có phẩm chất tương tự như mẫu” hoặc “hàng có phẩm chất giống hệt mẫu”. Tuy nhiên không nên quy định “có phẩm chất hệt như mẫu” mà chỉ cần nói “phẩm chất tương tự mẫu” là hợp lý.

– Người mua cần có thời gian và điều kiện hợp lý để xem mẫu.

– Mẫu không được có những khuyết tật kín mà xem xét một cách bình thường không phát hiện được.

– Các bên cần bảo quản chu đáo và giữ nguyên vẹn mẫu.

Mẫu hàng là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng nên phải kẹp chì, đánh dấu, ghi số hợp đồng để đề phòng mất mát và tránh tranh chấp xảy ra sau này. Thông thường phải chọn ít nhất là ba (03) mẫu, một giao cho bên mua, một giao cho bên bán và một giao cho bên thứ ba (người trung gian) do hai bên chỉ định để làm chứng khi cần.

(d) Quy cách hàng hóa:

Để không làm khó người bán, khi quy định quy cách hàng hóa các bên thường không quy định bằng một con số cụ thể mà thường kèm theo một mức dung sai cho phép hoặc dưới dạng % tương đối khi nói đến tỷ lệ, hàm lượng nào đó.

Khi áp dụng quy cách để quy định chất lượng thì điều khoản chất lượng có thể được viết bằng tên tiếng Anh là Specification, bao gồm những đặc tính về chất lượng như công suất, tần số, tốc độ, kích thước, trọng tải… Rõ ràng là phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng là máy móc, thiết bị kỹ thuật, công cụ vận tải…

(e) Xem trước hàng hóa:

Trong hợp đồng nếu có điều khoản “đã xem và đồng ý”, có nghĩa là người mua được quyền xem trước hàng hóa trong một thời gian quy định (trường hợp đấu giá và mua tại kho người bán) và đã đồng ý mua hàng bằng việc ký kết hợp đồng. Người bán phải đảm bảo chất lượng hàng hoá giống như khi người mua đã xem trước đó, còn người mua phải nhận hàng và trả tiền, không được viện lý do về chất lượng xấu để từ chối hàng hóa.

(f) Hàm lượng các chất cấu thành hàng hóa:

Đối với những hàng hóa mà tỷ lệ thành phần các chất quyết định chất lượng của chúng thì áp dụng theo phương pháp này. Thường thì hợp đồng quy định tỷ lệ % hàm lượng tối thiểu đối với những chất có ích và hàm lượng tối đa đối với những chất có hại. Những hàng hóa có thể dụng phương pháp này bao gồm nguyên liệu, lương thực thực phẩm…

(g) Theo sản lượng thành phẩm:

Phương pháp này dùng để quy định chất lượng của nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm. Tuy nhiên phương pháp này khó được người bán chấp nhận do số lượng thành phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu mà còn phụ thuộc dây chuyền sản xuất, trình độ nhân công, quản lý sản xuất, vì số lượng thành phẩm là bao nhiêu cũng không có ai là người giám sát chứng nhận toàn bộ quá trình sản xuất được.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta hoàn toàn có thể phân tích chất lượng, hàm lượng tinh chất dầu trong hạt, bột đường trong gạo… để áp dụng vào việc quy định chất lượng hợp lý hơn.

(h) Theo nhãn hiệu hàng hóa:

Áp dụng cho loại hàng có đăng ký chất lượng sản phẩm và có uy tín trên thị trường, mỗi nhãn hiệu đặc trưng cho một chất lượng nhất định của hàng hóa.

Khi sử dụng phương pháp này cần nêu rõ nhãn hiệu được đăng ký tại đâu, hàng hóa được sản xuất ở đâu (do cùng một nhãn hiệu nhưng hàng có thể được sản xuất tại những vùng khác nhau và có chất lượng khác nhau) năm sản xuất và seri sản xuất của hàng hóa.

(i) Theo hiện trạng hàng hóa:

Áp dụng cho hàng hóa tươi sống có mùi vị, màu sắc, độ chín không ổn định; trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về tình trạng xấu đi của chất lượng hàng hóa trên đường đi; nghĩa là người bán chỉ bảo đảm chất lượng hàng hóa khi giao hàng, còn hàng đến nơi thế nào thì người mua phải nhận như thế, nếu có xấu đi thì người bán cũng không chịu trách nhiệm.

Phương pháp quy định chất lượng theo hiện trạng hàng hóa còn được áp dụng trong trường hợp bán hàng dọc đường, ví dụ khi tàu gặp nạn, hàng hóa bị tổn thất, tàu phải đi lánh nạn một thời gian và người mua quyết định không lấy hàng nữa mà hàng hóa sẽ cập cảng nào đó để lánh nạn và bán cho một người mua khác nhận hàng tại cảng lánh nạn đó với giá thấp, chất lượng hàng được quy định là “có sao bản vậy.

Ngoài ra, phương pháp này còn dùng trong phương thức giao dịch đặc biệt đó là đấu giá quốc tế. Theo đó, ban tổ chức đấu giá sẽ trưng bày hàng hóa tại một địa điểm cụ thế, người mua chấp nhận mua với hiện trạng vốn có của hàng hóa tại thời điểm đấu giá.

(k) Theo tài liệu kỹ thuật:

Trong việc mua bán máy móc, thiết bị hàng công nghiệp tiêu dùng lâu bên, trên hợp đồng mua bán, người ta thường dẫn chiếu đến một biểu kê các thông số kỹ thuật khắc họa tính chất của hàng hóa. Trong trường hợp này, hợp đồng phải nêu người chịu trách nhiệm về biểu kê và dẫn chiếu những chỉ số cơ bản nêu trong biểu kê, và quy định rằng biểu kê là bộ phận không tách rời hợp đồng. Các biểu kê thường ở dạng như: bản vẽ kỹ thuật, Sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng bản hướng dẫn sử dụng…

(l) Theo trọng lượng tự nhiên:

Trọng lượng tự nhiên là trọng lượng của một đơn vị dung tích hàng hóa (thường là hectolit) được thể hiện bằng kilogram; nó nói lên tính chất vật lý (hình dáng, kích cỡ, độ chắc, tỷ trọng) và tỷ lệ tạp chất của hàng hóa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc xác định chất lượng ngũ cốc, nó phản ánh chất lượng của bột và lượng tấm, ví dụ gạo 5% tấm.

Phương pháp này còn áp dụng trong quy định chất lượng của nông sản dưới dạng số hạt/kg, theo đó, số hạt càng nhiều thì đó chắc mấy của hạt càng kém, nhiều khả năng có hạt lép, hạt hư; hoặc quy | định chất lượng của thủy sản, ví dụ số con tôm /kg; số con càng ít thì
chứng tỏ tôm càng to. Tuy nhiên chất lượng hàng hóa còn được quyết định bởi các chỉ tiêu hóa, sinh khác nữa nên phương pháp này thường | áp dụng kèm theo các phương pháp quy định chất lượng khác.

(m) Theo chất lượng bình quân:

Tức là việc giao hàng phải bảo | đầm được chất lượng không thấp hơn chất lượng bình quân của loại hàng đó đang được giao dịch phổ biến trên thị trường. Phương pháp này thường áp dụng đối với loại hàng là nông sản, thực phẩm và nguyên liệu mà chất lượng của chúng khó tiêu chuẩn hóa.

(4) Điều khoản về giá:

Giá trị hợp đồng phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa và đơn giá, Do đó, điều khoản về giá là một điều khoản quan trọng được các bên hết sức quan tâm. Điều khoản về giá bao gồm các nội dung sau:

(a) Đồng tiền tính giá:

Đa số hợp đồng quy định đồng tiền tính giả và đồng tiền thanh toán là giống nhau. Tuy nhiên có những trường hợp hai đồng tiền này lại khác nhau. Khi đó, hai bên cần quy định tỷ giá giữa đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán tại thời điểm chốt tỷ giá (chính xác về ngày và thời gian trong ngày do tỷ giá có thể thay đổi trong suốt một ngày giao dịch) và nguồn tham khảo tỷ giá (tại ngân hàng nào).

Theo thông lệ quốc tế, một số mặt hàng truyền thống được tính giá bằng một đồng tiền nhất định, ví dụ đối với cao su, kim loại màu thì giá cả được quy định bằng bảng Anh, còn đối với dầu mỏ thì bằng đô la Mỹ… Đối với hầu hết các mặt hàng khác, đồng tiền tính giá do hai bên mua bán thỏa thuận và thường là bằng đô la Mỹ. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận tính giá bằng đồng tiền khác, điều này phụ thuộc vào thị trường thuộc về ai, người mua hay người bán. Để tránh rủi ro biến động tỷ giá, người mua muốn thanh toán, còn người bán muốn nhận tiền hàng bằng chính đồng tiền của nước mình. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có trường hợp người mua muốn thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng giảm giá, còn người bán lại muốn nhận thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, điều này phụ thuộc vào tương quan giữa hai bên khi đàm phán.

(b) Đơn vị tính giá:

Căn cứ vào tính chất hàng hóa và thông lệ buôn bán quốc tế, đơn giá trong hợp đồng mua bán có thể quy định trên một đơn vị trọng lượng (ví dụ đ/kg), độ dài (đ/m), diện tích (đ/m’), thể tích (đ/m3), cái, chiếc, trăm, tá, chục… Khi giao hàng có chất lượng, chủng loại khác nhau, giá được quy định riêng cho từng mặt hàng, từng loại chất lượng.

Đối với thiết bị đồng bộ, đơn vị tính giá có thể là theo bộ hoặc theo từng bộ phận máy móc, linh kiện, phụ tùng đi kèm. Việc quy định giá như thế nào thì phải tham khảo quy định của hải quan trong việc khai báo máy móc linh kiện đó.

Đối với máy móc hàng hóa thuộc chương 84, 85 & 90 – Danh mục hàng hóa XNK đáp ứng chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 128/ 2013/ TT-BTC của Bộ Tài Chính thì cần khai báo theo máy chính và kê khai các phụ tùng, linh kiện đi kèm; theo đó khi quy định giá nên quy định theo bộ để sau này tính thuế xuất nhập khẩu theo bộ.

Còn với những máy móc thiết bị phải tính thuế theo từng bộ phận riêng biệt thì phải quy định giá riêng cho từng bộ phận đó.

Nếu giá tính theo trọng lượng, thì phải nói rõ trọng lượng cả bì hay trọng lượng tịnh. Ngoài ra, khi tính giá còn phải thỏa thuận bao bì có nằm trong giá không. Đối với những loại bao bì đắt tiền (bao bì bằng da lông, gỗ, nhựa,…), cần khai báo hải quan và tính thuế theo chiếc, cái hoặc giá trị của nó thì cần quy định giá riêng.

Còn đối với bao bì rẻ tiền, không cần khai báo hải quan, hoặc nếu có tính thuế xuất nhập khẩu hay thuế bảo vệ môi trường thì tính theo trọng lượng thì có thể tính vào giá hàng hóa mà không cần quy định giá riêng.

(c) Phương pháp quy định giá:

Cũng như trên các thị trường khác, về nguyên tắc giá cả hàng hóa mua bán quốc tế được quy định căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng theo các phương pháp sau:

– Đối với hợp đồng ngắn hạn:

Thường áp dụng giá cố định (fixed price), nghĩa là giá cả được ấn định cố định ngay khi ký kết hợp đồng.

Mức giá này là không thay đổi cho dù giá hàng hóa trên thị biến động như thế nào trong suốt thời gian thực hiện h Phương pháp xác định giá cố định thường áp dụng cho những đồng có thời gian thực hiện ngắn như mua bán hàng thành phẩm bách hóa, hàng có thời gian chế tạo, sản xuất ngắn.

– Đối với hợp đồng dài hạn:

Vì là dài hạn nên trong quá trình thực hiện hợp đồng, giá cả hàng hóa có thể biến động mạnh. Nhà phản ánh khách quan yếu tố giá cả hàng hóa tại thời điểm thực hiện hợp đồng, khi ký hợp đồng có thể quy định giá.

(d) Cơ sở giao hàng quy định thành phần của giá:

Vì điều kiện cơ sở giao hàng bao hàm trách nhiệm và chi phí đối với người mua và
người bán phải chịu trong việc giao hàng như: cước vận chuyển, bốc – dỡ, phí bảo hiểm, phí lưu kho, làm thủ tục hải quan…, nên trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được ghi cùng với một điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms) và địa điểm giao hàng nhất định.

(e) Giảm giá:

Tùy vào tính chất hợp đồng, điều kiện thị trường và “Icu kiện thanh toán, mà trong hợp đồng có thể có điều khoản về giảm giá. Hiện nay, những loại giảm giá hợp đồng có thể nêu ra như sau:

– Giảm giá do trả tiền sớm.

– Giảm giả về số lượng.

– Giảm giá thời vụ.

Ngoài ra, còn có sự giảm giá như: giảm giá đổi hàng cũ mua hàng mới, giảm giá đối với thiết bị dùng rồi, giảm giá theo hình thức tặng thưởng.

Thông thường trong những hợp đồng ngắn hạn người ta tỉnh luôn n hàng sau giảm giá và quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên với những hợp đồng dài hạn, hoặc giảm giá kèm theo điều kiện là điều kiện đó chưa biết có được thỏa mãn hay không hoặc chưa biết giảm giá bao nhiêu, người ta thường đưa quy định về giảm giá vào hợp đồng với nội dung: điều kiện giảm giá, phương thức giảm giá và mức giá cụ thể.

(5) Điều kiện giao hàng:

Giao hàng là hành vi người bán chuyển giao quyền sở hữu, rủi ro và tổn thất hàng hóa sang người mua theo các điều kiện của hợp đồng mua bán. Hành vi chuyển giao hàng hóa là bằng chứng chứng minh rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo quy định trong hợp đồng, còn người mua có toàn quyền định đoạt hàng hóa kể từ thời điểm chuyển giao.

Thông thường, khi người bản giao hàng (Shipment) cho người chuyên chở thì được cấp một chứng từ vận tải (thường là vận đơn BL) thuộc loại chứng từ sở hữu hàng hóa (document of title). Chứng từ vận tải được xem là bằng chứng việc chuyển giao hàng hóa của người bán cho người mua. Ngày vận đơn (BL date) được xem là ngày giao hàng. Liên quan đến việc giao hàng, các nội dung chủ yếu bao gồm:

(a) Thời gian giao hàng:

Thời gian giao hàng là cách thức quy định về mặt thời gian, theo đó người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nếu không có thỏa thuận khác, thì thời điểm giao hàng cũng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua. Trong ngoại thương, các mốc thời gian quy định giao hàng thường là:

– Giao hàng vào một ngày cụ thể.

Cách này ít dùng, bởi vì thời gian giao hàng trong ngoại thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tàu có cập cảng đúng ngày đó không? Hàng có được bốc xuống tàu đúng ngày đó không? Người bán có tập kết đủ hàng vào đúng ngày đó không?

– Xác định mốc thời gian chậm nhất hàng phải được giao

Ví dụ, phải giao hàng không chậm hơn ngày 31/12/2012. Cách quy định này là khá phổ biến, người bán được phép giao hàng bất kỳ lúc nào ngay sau khi ký hợp đồng, miễn sao không muộn hơn mốc thời gian quy định đó. Cần chú ý, vì thời gian bốc hàng lên tàu có thể kéo dài vài ngày, do đó ngày bắt đầu bốc hàng và ngày kết thúc giao hàng có thể là khác nhau, do đó, chỉ ngày kết thúc giao hàng tức ngày toàn bộ hàng hóa thực sự được bốc xong lên tàu mới được xem là ngày giao hàng.

– Giao hàng trong một khoảng thời gian nào:

Theo cách quy định này, thì hàng hóa giao vào bất cả khoảng thời gian quy định đều được coi là hợp là trong quý III năm 2012, giao hàng trong tháng 6/2012 trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng, trong kể từ ngày mở LC.
hợp đồng, trong vòng 15 ngày

– Thời gian giao hàng kèm theo điều kiện: Đây là cách quy định không chắc chắn, nên ít được dùng. Ví dụ: giao hàng lên chuyến đi đầu tiên (shipment by first available steamer) – nếu chuyến tàu đỏ. tiên đã khởi hành rồi thì sao? giao hàng khi có khoảng tàu (subject to shipping space available), giao hàng sau khi nhận được LC (subject to the opening of LC), giao hàng khi có giấy phép xuất khẩu (subject to export licence).

Về thời gian giao hàng, trong hợp đồng không nên quy định thời hạn giao hàng mơ hồ như: giao nhanh (prompt), giao ngay lập tức (immediately), giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)…, nếu các từ này được sử dụng để chỉ thời gian giao hàng, thì các ngân hàng sẽ bỏ qua, coi như không có.

Ngoài ra người ta còn quy định về chậm giao hàng và thời gian gia hạn. Cụ thể, trong hợp đồng quy định hình thức phạt dành cho người bán khi giao hàng chậm.

(b) Địa điểm giao hàng:

Địa điểm giao hàng gắn với việc phân định chuyển giao rủi ro và tổn thất giữa người mua và bán, Để giảm thiểu những hiểu lầm và khác biệt về tập quán có thể gây ra tranh chấp, Phòng thương mại quốc tế đã ban hành Điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms 2020),theo đó địa điểm giao hàng được xác định rõ ràng theo từng điều kiện cơ sở giao hàng.

Ví dụ, theo điều kiện FOB Hải Phòng hay FOB thì địa điểm giao hàng đã được quy định cụ thể là tại Hải Phòng hay Hong Kong. Tuy nhiên, có những điều kiện chỉ quy định Cảng đến mà không quy định cảng đi, chẳng hạn đối với điều kiện CIF hay CFR, do đó, thường thì các bên còn phải thỏa thuận về địa điểm giao hàng trong các trường hợp này.

Chính vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương người ta còn thỏa thuận địa điểm giao nhận hàng hóa cụ thể theo các nội dung sau đây:

– Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, càng phải qua, cảng chuyển tải.

– Có thể quy định một cảng hay nhiều cảng: Thông thường những chuyến hàng nhỏ, giao hàng một lần thì chỉ quy định một cảng, nhưng khi khối lượng hàng lớn, thì có thể quy định nhiều cảng hàng đi và/hoặc nhiều cảng hàng đến.

– Quy định củng cố định và lựa chọn: Để đáp ứng yêu cầu thực | tế, người ta có thể cho phép một bên chọn cảng khẩu.

(c) Phương thức giao nhận hàng:

Việc giao nhận hàng có thể được tiến hành một cách sơ bộ hay cuối cùng. Giao nhận sơ bộ thường diễn ra tại nơi sản xuất của người bán hoặc ở nơi tập kết gửi hàng để xem xét mức độ đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, bao bì và nhãn hiệu của hàng hóa. Thông qua giao nhận sơ bộ mà người mua có thể loại bỏ những hàng hóa có khiếm khuyết và yêu cầu khắc phục trước khi giao hàng.

Giao nhận cuối cùng có mục đích chứng minh người bán đã hoàn thành việc giao hàng về số lượng, chất lượng, tại địa điểm và thời gian quy định. Qua đó, hai bên thừa nhận các kết quả kiểm tra hàng hóa đã lấy được ở nơi Bao nhận cuối cùng. Sau khi có giao nhận cuối cùng, thì người mua mất quyền khiếu nại khi phát hiện ra thiếu sót về hàng hóa.

Về giao nhận chất lượng hàng hóa:

Chất lượng hàng hóa có thể xác định bằng hai cách.

Thứ nhất, căn cứ vấn lượng hàng giao phù hợp với các điều khoản chi chứng nhận chất lượng, giây phân tích…);

Thứ hai, kiểm tra giao hàng thực tế tại thời nhận hàng bằng phương pháp sảnh với mẫu hàng, phân tích lý tỉnh, hóa tỉnh, cơ học,

Trong hợp đồng người ta cũng quy định quyền lợi và nghĩa vụ và cách xử lý đối với các bên trong trường hợp chất lượng giao hàng không đúng với quy định của hợp đồng.

Việc kiểm tra chất lượng và số lượng có thể được tiến hành theo hai cách.

Thứ nhất, kiểm tra một bộ phận ngẫu nhiên của hàng hóa, thường áp dụng đối với những hàng hóa có bao bì đóng gói;

Thứ hai, kiểm tra toàn bộ hàng hóa, thường áp dụng đối với hàng giao rời.

Nếu kiểm tra một bộ phận ngẫu nhiên, thì trong hợp đồng phải quy định tỷ lệ phương pháp tương đối) kiểm tra cụ thể là bao nhiêu, hoặc quy định số đơn vị tối thiểu (phương pháp tuyệt đối) cần kiểm tra là bao nhiêu, đồng thời quy định cả phương pháp chọn lọc chúng.

Địa điểm tiến hành kiểm tra chất lượng cũng quy định trong hợp động, chẳng hạn như “chất lượng hàng đi” (shipped quality) hoặc “chất lượng hàng đến” (Landed quality)…

Về giao nhận số lượng hàng hóa:

Nhằm xác định số lượng thực tế của hàng hoá được giao, người ta sử dụng các phương cân, đo, đong, đếm… Việc giao nhận số lượng được được tiến hành ở đâu là tùy theo sự thỏa thuận của hai bên được quy định trong hợp đồng.

Khi tiếp nhận hàng phải kiểm tra xem số lượng hàng được giao thực tế có phù hợp với quy định của hợp đồng không. Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận trong hợp đồng một tỷ lệ xê dịch cho nháp, và trong phạm vi đó người mua phải nhận hàng và trả tiền theo số hàng thực tế đã nhận; hoặc chỉ quy định một số lượng tối đa, nếu người bán giao vượt số lượng tối đa đó, thì người mua không chịu trách nhiệm phải nhận và trả tiền cho số hàng vượt đó.

(d) Thông báo giao hàng:

Các điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm nghĩa vụ về thông báo giao hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, tùy theo yêu cầu mà các bên có thể thỏa thuận thêm về nghĩa vụ thông báo giao hàng. Căn cứ vào các mốc thời gian hành trình của hàng mà thỏa thuận số lần cần thông báo về tình hình giao hàng và những nội dung liên quan đến hàng.

– Căn cứ vào mốc thời gian, các lần thông báo giao hàng thường là:

– Thông báo trước khi giao hàng:

Người bán thông báo việc hàng đã tập kết sẵn sàng để giao hoặc về ngày dự kiến đem hàng ra cảng; còn người mua thông báo về những chỉ dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng (nếu người mua thuê tàu).

– Thông báo sau khi giao hàng:

Người bán thông báo ngày đã giao hàng, số vận đơn, tình hình hàng đã giao và thời gian dự kiến tàu cập cảng (nếu tàu do bên bán thuế).

(e) Những quy định khác về việc giao hàng:

Ngoài những vấn đề nêu trên, căn cứ vào nhu cầu của bên mua, vào khả năng của bên bán, vào đặc điểm chuyên chở và vào đặc điểm của hàng hóa, người ta có thể quy định thêm một số điều khoản đặc biệt như:

– Hàng hóa có thể giao từng phần (partial shipment allowed)? hay Sao một lần (partial shipment not allowed)?

– Hàng hóa có được chuyển tải hay không (transhipment allowed)?

– Vận đơn người thứ ba có chấp nhận (Third party B/L acceptable)?

(6) Điều kiện thanh toán:

Liên quan đến thanh toán tiền hàng trong ngoại thương, các bên thường phải thỏa thuận những điều kiện về thanh toán, bao gồm: điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương tiện và điều kiện về phương thức thanh toán. Nhằm cung cấp đầy đủ về một nội dung quan trọng trong Hợp đồng ngoại thương, điều kiện thanh toán được viết thành một mục riêng.

II. Nhóm điều khoản khác:

(7) Về bao bì và ký mã hiệu hàng hóa:

Ngày nay, nhiều hàng hóa gắn liền với thương hiệu của họ. Những nhà sản xuất luôn tận dụng mọi khả năng để quảng bá cho thương hiệu của mình. Một trong những việc thường làm đó là thiết kế bao bì cho hàng hóa, Bao bì có tác dụng bảo vệ hàng hóa, kỹ thuật đồng gói và kỷ mã hiệu ghi trên bao bì làm tăng vẻ mỹ quan và quảng bị thương hiệu cho hàng hóa, làm cho hàng hóa hấp dẫn người mua hơn.

Chính vì vậy, các nhà sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu rất quan tâm đến chất lượng, hình thức và ký mã hiệu của bao bì; do đó, trong hợp đồng mua bản cần mô tả bao bì một cách chi tiết về chất liệu, độ bền, kỹ thuật đóng gói, hình dáng, kích cỡ, vị trí và nội dung ký mã hiệu, nhằm đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản về hàng hóa như: tên hàng, tên cơ sở sản xuất, trọng lượng hàng gộp và tịnh), số hiệu đơn hàng, chỉ dẫn về vận chuyển, bảo quản và bốc xếp, hướng dẫn sử dụng. Trong hợp đồng cũng cần quy định bao bì bên ngoài (hòm, thùng, hộp, carton) và bao bì bên trong gắn liền với hàng hóa.

Thông thường, hàng hóa được bản gắn liền với bao bì, nghĩa là người mua không phải trả lại bao bì cũng như trả tiền bao bì cho người bán. Tuy nhiên, đối với những bao bì đắt tiền, bền, dùng được nhiều lần (ví dụ như bình gas, vỏ chai bia…) thì người mua phải trả lại bao bì cho người bản, nghĩa là người bán chỉ bán hàng hóa mà không bán bao bì. Nếu không trả lại bao bì thì người mua phải trả tiền bao bì theo giá cả của nó. Trong một số trường hợp, khi bao bì khan hiếm, người mua phải cung cấp trước bao bì cho người bán, có như vậy mới bảo đảm mua được hàng.

(8). Điều khoản về bảo hành (Warranty):

Bảo hành là sự cam kết của người bán nhằm bảo đảm về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Trong thời hạn bảo hành, nếu người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hóa thì người bán phải có trách nhiệm giải quyết.

Trong điều khoản bảo hành, những nội dung cơ bản cần thỏa thuận bao gồm: phạm vi, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành hàng hóa.

– Phạm vi bảo hành:

Vì chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó, phạm vi mà người bán bảo hành phụ thuộc chủ yếu vào tính chất đặc thù của hàng hóa và các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng, chứ không bảo hành tất cả các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa. Đối với những hàng hóa công nghiệp tiêu dùng hóa như máy giặt, xe máy, máy điều hòa không khí, thì điều khoản bảo hành thường chỉ là “bảo đảm khả năng làm việc bình thường của hàng hóa”.

Tuy nhiên, đối với máy móc và chuẩn hóa, điều khoản bảo hành là bảo đảm chất lượng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành và đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị đã bán. Đối với thiết bộ, tàu biển hoặc các thiết bị phức tạp khác, thì phạm vi bảo hành cao hơn, bởi vì, ngoài khả năng hoạt động bình thường, việc bảo hành bao gồm cả tính hiện đại, tính kinh tế, duy trì được công suất thiết của công trình, thiết bị.

– Thời hạn bảo hành:

Ngày nay việc mua bán hàng hóa ngày càng được tiêu chuẩn hóa, tùy theo chủng loại hàng mà thời hạn bảo hành cũng được người bán tiêu chuẩn hóa, khi mua bán không cần thỏa thuận.

Ví dụ, thời hạn bảo hành đồng hồ là 3 tháng, máy giặt là 1 năm, máy tính 1 năm… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm mới, sản phẩm đơn chiếc, sản phẩm phức tạp về kỹ thuật… các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo hành. Nếu trong quan hệ mua bán, lợi thế thuộc về người mua thì thời hạn này có thể được kéo dài. Thời hạn bảo hành thường được tính từ ngày người bán giao hàng cho người mua và có thể là một khoảng thời gian nhất định hoặc thời gian mà thiết bị làm ra một lượng sản phẩm nhất định.

– Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành:

Nếu trong thời hạn bảo hành mà thiết bị, máy móc bị hỏng hoặc không đúng như quy định của hợp đồng, thì người bán phải chịu chi phí và trách nhiệm khắc phục khuyết tật của hàng hóa, hoặc thay thế hàng đã giao bằng hàng hóa mới có chất lượng tốt và giao không chậm trễ tại địa điểm đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, trước khi khắc phục và bồi thường, bên bán được quyền xác minh lý do tại sao thiết bị máy móc bị hỏng, người mua hoặc người sử dụng có lỗi không? nếu có lỗi thì người bán sẽ được miễn trách nhiệm. Nếu người bán không kịp thời khắc phục khuyết tật hàng hóa, người mua có thể tự khắc phục với phí tổn do người bán chịu. Nếu các bên không thể khắc phục được thì người mua có quyền từ chối nhận hàng hoặc có quyền đòi người bán phải cung cấp hàng mới thay thế, hoặc yêu cầu người bán giảm giá hàng hóa thích hợp.

Trong điều khoản bảo hành, thường quy định về những trường hợp không được bảo hành như phụ tùng thay thế hoặc thiết bị chống hao mòn; Sự hao mòn tự nhiên của thiết bị, những thiệt hại phát sinh do bên mua gây ra như: lắp ráp không đầy đủ hoặc không đúng theo chỉ định hướng dẫn của người bán, bảo quản không cẩn thận, sử dụng quá tải, đổ vị và thiệt hại phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa…

(9) Điều khoản về khiếu nại (Claim):

Khiếu nại là việc người mua đưa ra các đề nghị, yêu sách đối với người bán do số lượng, chất lượng, bao bì hàng hóa giao thông đúng như đã thỏa thuận, hoặc người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với tình hình thực tế giao hàng, hoặc người bán giao hàng chậm.

Trong hợp đồng mua bán, các bên quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến khiếu nại, phương pháp giải quyết khiếu nại.

– Hình thức khiếu nại:

Khiếu nại phải làm bằng văn bản gồm những số liệu và nội dung về; Tên hàng, số lượng và xuất xứ hàng hóa, địa điểm để hàng, cơ sở khiếu nại (lý do khiếu nại là gì?), chứng từ vận tải, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại, Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan. Ngày đóng dấu | bưu điện tại địa điểm gửi đi được xem là ngày phát đơn khiếu nại.

– Thời hạn phát đơn khiếu nại:

Trước hết phụ thuộc vào tính chất hàng hóa cũng như tương quan lực lượng của các bên mua bán. Nếu người mua có ưu thế trong quan hệ với người bán, thì thời hạn phát đơn khiếu nại càng dài. Thời hạn phát đơn khiếu nại tuân theo một số quy tắc sau:

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại về chất lượng

Thời hạn phát đơn khiếu nại về chất lượng dài hơn so với thời u nại về số lượng bởi vì những ẩn tì về chất lượng trong hàng hóa khó phát hiện được ngay.

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại đối với hàng tươi sống so với hàng thông thường.

+ Thời hạn phát đơn khiếu nại đối với hàng tiêu dù, so với thời hạn khiếu nại về thiết bị máy móc.

Nếu phát đơn khiếu nại sau ngày hết hạn hiệu lực khiến định trong hợp đồng thì đơn khiếu nại trở nên vô hiệu.

– Quyền hạn và nghĩa vụ của người mua và người bán:

Về nguyên tắc, các bên không được vin vào đơn khiếu nại làm cơ sở người bản từ chối giao hàng, còn người mua từ chối nhận hàng đi với những lô hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng.

Trong hợp đồng có thể xác định trách nhiệm cụ thể đối với người mua bằng cách:

+ Để nguyên trạng hàng hóa tách biệt với các hàng hóa khác, đồng thời thông báo cho người bán biết về địa điểm đặt hàng và thời gian hàng sẵn sàng để xem xét.

+ Lập biên bản giám định về tất cả khuyết tật đã phát hiện, theo quy tắc hiện hành ở nước người mua. Nếu khiếu nại về chất lượng, thì người mua có thể giao cho người bán mẫu hàng khiếu nại cùng biên bản giám định.
+ Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng theo thủ tục và đúng trong thời hạn quy định. Người bán có quyền tiến hành kiểm tra tại chỗ tỉnh xác thực so với khiếu nại mà người mua đưa ra bằng cách xem xét trực tiếp hàng hóa.

Sau một số ngày nhất định kể từ khi nhận được thông báo của người mua về hàng đã sẵn sàng để xem xét, người bán phải cử đại diện đến để xem xét hoặc phải ủy quyền cho một tổ chức có thân quyền tại nước nhập khẩu tiến hành việc này.

Người bán có trách nhiệm xem xét kỹ đơn khiếu nại và thông ở không chậm trễ (quy định trong hợp đồng) quyết định của nil việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn khiếu nại. Nếu trong thời hạn quy định, người bán không trả lời đơn khiếu nại, thì người bán coi như đã chấp nhận việc khiếu nại và người mua có quyền đưa việc khiếu nại ra trọng tài với mọi chi phí do người bán chịu.

Trong hợp đồng phải thỏa thuận: Nếu khiếu nại được thừa nhận là có cơ sở, thì mọi chi phí liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu hại do người bản chịu; nếu khiếu nại bị coi là vô căn cứ thì người mua phải chịu chi phí khiếu nại và giải quyết khiếu nại,

– Cách thức giải quyết khiếu nại: Khiếu nại có thể được giải quyết bằng một trong những biện pháp sau:

+ Bù hàng thiếu hụt bằng những đợt giao hàng riêng hoặc bằng cách giao bổ sung trong đợt giao hàng sau.

+ Trả lại những hàng hóa đã bị khiếu nại và hoàn lại tiền cho người mua.

+ Sửa chữa khuyết tật của hàng với phí tổn do người bán chịu.

+ Thay thế hàng có khuyết tật bằng hàng hóa khác đúng với quy định của hợp đồng và mọi chi phí liên quan đến việc thay thế hàng do người bản chịu.

+ Giảm giá đối với hàng đã bị khiếu nại hoặc đánh sụt giá đồng bộ lô hàng theo tỷ lệ thuận với mức khuyết tật.

– Đối với những hàng chuyên dụng, người ta thường dùng biện pháp thay thể hoặc sửa chữa hàng bị khiếu nại. Còn trong giao dịch về nguyên liệu và lương thực, người ta thường dùng biện pháp hạ giá . hoặc đánh giá sụt giả số hàng bị khiếu nại.

(10) Điều khoản về các tình huống bất khả kháng:

Những tình huống xảy ra dẫn tới hậu quả là không thực hiện được hoặc làm chậm thời gian thực hiện hợp đồng, làm tổn thất về số lượng hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa, nhưng hoàn toàn không do lỗi của củ nào, mà có tính chất khách quan và không thể khắc phục được, thì gọi là bất khả kháng.

Khi có tình huống bất khả kháng xảy ra thì bên đương sự hoàn toàn hoặc trong chừng mực nhất định, được miễn hay hoãn các nghĩa vụ của hợp đồng.

Những tình huống được xem là bất khả kháng gồm: Chiến tranh, phong tỏa, kiểm soát ngoại hối, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; định công, bể xưởng, nổi dậy, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất …

Vì có rất nhiều tình huống bất khả kháng, có thể xảy ra, do đó khi ký kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận chi tiết, cụ thể từng tình huống được xem là bất khả kháng, để tránh tranh chấp sau này.

Thông thường, người xuất khẩu cố gắng, tính hết lo hợp đồng mọi trường hợp có thể xảy ra, kể cả các trường hợp như không nhận được phương tiện vận chuyển, sự cố trong sản xuất, cốp điện, thiếu nguyên liệu, thiếu công nhân v,v. Tuy nhiên, không phải cứ tình huống nào nhà xuất khẩu để xuất cũng được chấp nhận là bất khả kháng, mà phải được hai bên
mua bán thỏa luận và thống nhất quy định trong hợp đồng.

Hai bên có thể sử dụng một trong các cách sau để xác định bất khả kháng:

– Quy định những tiêu chí để xác định một tình huống được xem là bất khả kháng.

– Liệt kê cụ thể những tình huống mà các bên cho là bất khả kháng,

– Dẫn chiếu đến “Điều khoản miễn trách về trường hợp bất khả kháng của ICC, xuất bản số 421”.

Khi tình huống bất khả kháng xảy ra thì thời hạn thực hiện hợp động được kéo dài tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng cộng thêm với thời gian khắc phục hậu quả của nó.
Nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định rằng: “Nếu thời gian xảy ra bất khả kháng kéo dài quá một thời gian nào đó, thì một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường cho bên kia”. Thời hạn tối đa mà tình huống bất khả kháng được kéo dài quy định trong hợp đồng phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng tính chất hàng hóa, phương thức bán hàng, tập quán thương mại vv.

Ví dụ, đối với những | hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng, thì thời hạn này thường là 6 tháng đối với những hợp đồng ngắn hạn như hàng tươi sống, thì thời hạn này là từ 15 đến 30 ngày; đối với hợp đồng máy móc thiết bị thường là từ 2-3 tháng.

Mỗi bên trong hợp đồng khi gặp tình huống bất khả kháng, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình thì phải thông báo kịp thời cho bên kia bằng văn bản về thời điểm xảy ra và thời điểm chấm dứt sự kiện. Trong hợp đồng, các bên cũng phải thỏa thuận chỉ định một tổ chức (thường là Phòng thương mại nơi xảy ra sự kiện) đứng ra xác nhận về diễn biến của sự kiện.

(11) Điều khoản về trọng tài

Khi có tranh chấp xảy ra giữa bên mua và bên bán, nếu các bên không tự hòa giải được, thì phải cần đến một trọng tài hay một tòa án và điều này được quy định thành điều khoản trong hợp đồng.

Ngày nay người ta sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp về hợp đồng là chính, mà ít dùng tới biện pháp tòa án. Bởi vì biện pháp trọng tài do các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp giải quyết, có thủ tục đơn giản, xét xử kín, nhanh, chi phí thấp. Địa điểm chọn trọng tài có thể là ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, hoặc ở nước thứ ba. Nếu các bên không lựa chọn trước luật áp dụng, thì luật tại địa điểm trọng tài được áp dụng vào việc xét xử.

Trong khi đưa tranh chấp ra trọng tài xét xử, thì người mua không có quyền đình chỉ thanh toán theo nghĩa vụ của hợp đồng, cũng | như không được từ chối nhận các lô hàng khác là đối tượng của hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận khác giữa bên mua và bên bán, thì việc phán quyết của trọng tài là “được công nhận và phải cưỡng chế chấp hành”, nghĩa là mỗi bên đều có nghĩa vụ thực hiện phán quyết của trọng tài.

7. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế- Mẫu tiếng việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

8. So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước đều có các đặc điểm (hợp đồng ưng thuận, có tính đền bù và là hợp đồng song vụ), nội dung, hình thức như hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường.

Tuy nhiên hai loại hợp đồng này cũng có nhiều điểm khác biệt:

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân trong cùng một nước

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc mua bán trao đổi hàng hóa mang tính quốc tế: Chủ thể không cùng một quốc gia.

Ngoài ra, hai loại hợp đồng này có nhiều điểm khác biệt cơ bản khác như: Đồng tiền thanh toán, luật điều chỉnh quan hệ mua bán, về cơ quan giải quyết tranh chấp…

9. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nếu xảy ra Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên sẽ thực hiện trao đổi thỏa thuận để đưa ra phương án giải quyết thích hợp. Nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hình thức thỏa thuận, các bạn sẽ căn cứ theo quy định trong hợp đồng theo mục 11 Điều khoản về trọng tài.

Hy vọng bài viết về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế – Những Kiến Thức Cần Biết sẽ hữu ích tới bạn đọc.

Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>>> Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *