Hợp đồng 3 bên, 4 bên trong xuất nhập khẩu

Trong hợp đồng 3 bên, 4 bên, xuất hiện khi có thêm ít nhất một bên tham giao vào quá trình giao nhận hàng hóa.

Hợp đồng ngoại thương (hợp đồng xuất nhập khẩu) là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

>>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn trình bày nội dung trên Airway Bill

Thông thường một hợp đồng được ký kết bởi 2 bên mua và bán, tuy nhiên với hợp đồng Xuất nhập khẩu mọi chuyện có thể phức tạp hơn khi bạn thấy 3 bên hoặc 4 bên liên quan được đề cập trong hợp đồng. Tùy từng thương vụ, người xuất khẩu có thể đồng thời là người giao hàng và người nhập khẩu có thể đồng thời là người nhận hàng hoặc không.

Hợp đồng 3 bên, 4 bên trong xuất nhập khẩu

Để hiểu hơn về hợp đồng 3 bên, 4 bênchúng ta tham khảo các ví dụ sau:

1.Hợp đồng 3 bên

Xem xét trong trường hợp hợp đồng 3 bên giữa Việt Nam – Nước ngoài – Nước ngoài .

Ví dụ: lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Công ty B ở Trung Quốc ký hợp đồng nhập khẩu gạo với công ty A ở Việt Nam nhưng yêu cầu giao hàng thằng cho công ty C ở Mỹ để tiêu thụ.

Như vậy đây là hợp đồng 3 bên; Việt Nam là người xuất khẩu đồng thời là người giao hàng, Trung Quốc là người nhập khẩu nhưng không là người nhận hàng, người nhận hàng là Mỹ.

Hợp đồng 3 bên, 4 bên trong xuất nhập khẩu

Lưu ý:

Trước khi thực hiện bất kỳ thương vụ nào bạn phải xác định được đây là loại hợp đồng nào và công ty bạn đóng vai trò gì đối với các bên liên quan để thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình đối với các bên còn lại.

2.Hợp đồng 4 bên

Xem xét trong trường hợp hợp đồng 4 bên giữa Việt Nam – Nước ngoài – Việt Nam – Nước ngoài .

Ví dụ: hàm vlookup if

Công ty C ở Mỹ ký hợp đồng số 1 thuê công ty B ở Mỹ gia công 1 lô hàng. Công ty B không tự gia công mà ký hợp đồng số 2 thuê công ty A ở Việt Nam gia công lại lô hàng. Công ty C ở Mỹ không sử dụng số hàng hóa đó mà ký hợp đồng số 3 bán cho công ty D ở Việt Nam trực tiếp sử dụng. Hàng được chỉ định giao thẳng từ công ty A ở Việt Nam tới công ty D cũng ở Việt Nam sau khi gia công xong. lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Như vậy đây là hợp đồng 4 bên, công ty C ở Mỹ là người bán, công ty B chỉ đóng vai trò trung gian và thu phí gia công. Công ty A ở Việt Nam chỉ là người giao hàng và thu phí gia công trong khi cống ty D ở Việt Nam là người mua thực sự và sẽ nhận hàng trực tiếp từ công ty A.

Hy vọng những thông tin về Hợp đồng 3 bên, 4 bên trong xuất nhập khẩu của Xuất nhập khẩu thực tế sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu và tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm tại https://xuatnhapkhauthucte.com/

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *