Hóa Đơn Thương Mại Là Gì? Mẫu Hóa Đơn Thương Mại Mới Nhất

Đối với bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào khi xuất nhập khẩu hàng hoá, hoá đơn thương mại ( CI ) là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng cần có để chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ vào đó tính giá thuế nhập khẩu.

Vậy hoá đơn thương mại là gì? Vai trò của hoá đơn thương mại và làm thế nào để lập hóa đơn thương mại đúng cách? Hãy cùng xuatnhapkhauthucte.com tìm hiểu về Hoá đơn thương mại cũng như cách lập và một số lưu ý khi lập hoá đơn thương mại qua bài viết dưới đây nhé!

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

1.Hóa đơn thương mại là gì?

Hóa đơn thương mại hay Commercial Invoice – viết tắt CI, là chứng từ thương mại do người bán phát hành cho người mua, trong đó sẽ ghi rõ chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho nhà cung cấp/xuất khẩu.

Trên hóa đơn thương mại sẽ bao gồm các thông tin như đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán hay phương thức vận chuyển…

Phân biệt Hoá đơn thương mại và Phiếu đóng gói

Là người đọc chứng từ, bạn cần phân biệt được hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với phiếu đóng gói (Packing List). Vì thường được tạo ra từ một mẫu nên hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng chúng có chức năng khác nhau nên cũng có những dữ liệu đặc trưng riêng.

Hóa đơn thương mại là loại chứng từ có chức năng thanh toán, trên đó sẽ thể hiện thông tin quan trọng là tổng tiền hàng hóa là bao nhiêu. Còn phiếu đóng gói lại thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, số lượng kiện hàng, trọng lượng và thể tích bao nhiêu của đơn hàng là bao nhiêu…Về công dụng thì hai loại chứng từ này không thể thay thế nhau nhưng đôi khi người xuất khẩu sẽ gộp hai chứng từ này thành một

2. Vai trò, chức năng của hoá đơn thương mại:

a.Vai trò của hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại giúp kế toán giá trị đơn hàng.

Hóa đơn thương mại giúp người nhập khẩu trong thanh toán bù trừ hàng hóa.

Hóa đơn thương mại là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.

Hóa đơn thương mại là giấy tờ bắt buộc cần có để làm thủ tục thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa.

b.Chức năng của hóa đơn thương mại

Gồm có 3 chức năng chính :

Chức năng thanh toán: Mục đích chủ yếu của hóa đơn thương mại là để thanh toán. Đây là chứng từ hợp pháp giúp bên bán hàng có cơ sở để đòi tiền từ bên mua. Vì vậy, trên hóa đơn thương mại sẽ được ghi chi tiết các nội dung như tổng giá bằng số và chữ, giá của từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền thanh toán… và trên đó sẽ có đầy đủ con dấu, chữ ký để chắc chắn về nghĩa vụ thanh toán của người mua.

Chức năng khai giá hải quan: Giá được ghi trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu (có thể khai bổ sung thêm chi phí khác). Các thông tin khác như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn được dùng để khai báo tờ khai điện tử.

Chức năng tính số tiền bảo hiểm: Giá trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính số tiền bảo hiểm ( giống khai giá hải quan)

3.Quy định về hóa đơn thương mại

Nếu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ thì việc lập hóa đơn thương mại cần chú ý những điểm sau:

Hóa đơn thương mại sẽ do người thụ hưởng phát hành

Người lập và kí tên trong hóa đơn thương mại là người hưởng lợi đã được ghi rõ trong hợp đồng thương mại và LC

Hóa đơn phải được lập cho người mua, tức người mở LC. Tên người mua và người bán trong LC và hợp đồng phải trùng khớp với nhau.

Mô tả hàng hóa thực tế xuất khẩu trong hóa đơn và trong LC phải trùng khớp nhau về: số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại,… Và là mặt hàng thực tế xuất khẩu

Giá trị của hóa đơn không được vượt quá giá trị, dung sai cho phép của LC

Đồng tiền thể hiện trên hóa đơn và trên LC phải trùng khớp nhau

Nếu trong LC đề cập đến giấy phép và những ghi chú khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.

4.Nội dung hóa đơn thương mại

Người mua (Buyer/Importer): Ghi rõ tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện. Tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu

Người bán (Seller/Exporter): Ghi đầy đủ thông tin như người mua

Số Invoice: Do phía xuất khẩu quy định về tên viết tắt hợp lệ

Ngày Invoice: Thông thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.

Phương thức thanh toán (Terms of Payment): một số phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P. Và cần ghi rõ đồng tiền thanh toán là gì ( USD, ERO,..)

Phương thức vận chuyển: Cần ghi rõ là vận chuyển đường hàng không, đường biển,….

Điều kiện giao hàng: Nên ghi rõ điều kiện giao hàng là gì, theo bản Incoterms nào.

Mô tả chi tiết sản phẩm: Ghi rõ tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa đó khi nó lưu thông trên thị nội địa nước xuất khẩu

Số lượng tính theo trọng lượng, kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ. ( cái, m, tấn,…)

Giá của từng mặt hàng.

Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.

Loại tiền.

Các chi phí liên quan như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói,…

5.Mẫu hóa đơn thương mại

Hóa Đơn Thương Mại Là Gì?

6.Cách lập hóa đơn thương mại và những lưu ý

(1). Letter head: Nhiều công ty đặt in Letter head sẵn để in Invoice. Tuy nhiên trên thực tế, khi in thì tên và địa chỉ có hơi khác biệt so trên L/C dễ dẫn đến lỗi chứng từ. Vì vậy đối với Invoice nào thanh toán bằng L/C tốt nhất là nên tự tạo Letter Head.

(2). Số và ngày Invoice: Bình thường ngày Invoice có thể để tùy tiện ghi một ngày bất kỳ. Tuy nhiên, trong L/C có quy định: Tất cả các chứng từ bao gồm cả chứng từ vận tải phải có ngày phát hành tuy nhiên ngày phát hành của mỗi chứng từ không được trước ngày phát hành L/C. Do đó ngày Invoice không được để trước ngày phát hành L/C

(3). Beneficiary: Ở đây bao gồm các thông tin như tên, địa chỉ người hưởng thụ và cần ghi thêm 1 dãy số là tài khoản của người hưởng

(4). For account & risks of messrs: Tài khoản và rủi ro

(5). Port of loading: ANY TURKISH PORT. Khi L/C quy định như thế này thì phải thể hiện một cảng đích danh gồm tên cảng và tên nước đó.

(6). Port of discharge: Cảng dỡ hàng

(7). Thể hiện số L/C trên Invoice (nếu có): Tất cả các chứng từ bao gồm cả hối hiếu – nếu có – phải thể hiện số thư tín dụng.

(8). Thể hiện điều kiện giao hàng

(9). Mô tả hàng hóa: Phải chuẩn từng dấu chấm phẩy, gạch ngang, gạch chéo…. Tránh bị bắt lỗi nhé vì phần này là phần rất quan trọng trong Invoice lập theo L/C.

(10). Đơn giá: Nên thêm điều kiện giao hàng + incoterms (nếu có) vào mục thể hiện đơn giá

(11). Người thụ hưởng ký tên đóng dấu

Lưu ý: Doanh nghiệp cũng cần tránh những lỗi dưới đây trong quá trình áp dụng hóa đơn thương mại :

Hóa đơn thương mại không thể hiện rõ điều kiện giao hàng

Bên xuất khẩu hàng hóa bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF) nhưng lại chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng, thiếu những chi phí phát sinh tiếp theo.

Người bán hàng có chiết khấu giá hàng hóa nhưng lại chỉ ghi giá thực thu mà không ghi giá chiết khấu đó vào trong hóa đơn thương mại

Mô tả hàng hóa không rõ ràng, gộp nhiều thông tin với nhau, thiếu thông tin yêu cầu, các thông tin chưa chính xác,….

Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, hóa đơn thương mại là chứng từ quan nên các thông tin được khai báo trên hóa đơn thương mại phải trùng khớp tuyệt đối với các loại giấy tờ khác.

Trên đây là tất cả những nội dung liên quan về hóa đơn thương mại mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn, mong rằng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về hóa đơn thương mại mại cũng như chức năng, quy định và cách lập một hóa đơn thương mại.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Hóa Đơn Thương Mại Là Gì?. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Freight Forwarder Là Gì

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Điều chỉnh 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS

Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *