FTA Là Gì? So Sánh FTA Truyền Thống Và FTA Thế Hệ Mới

FTA là gì? So sánh FTA truyền thống và FTA thế hệ mới

Tính đến đầu năm nay, Việt Nam đã thực hiện ký kết 15 FTA và có 2 FTA khác đang trong đàm phán. Trong đó, Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Như vậy, tiến trình trong thương mại quốc tế của Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực, mang quá trình hội nhập đến gần hơn.

Trong bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu thực tế chia sẻ đến bạn về FTA là gì? Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết? So sánh FTA truyền thống và FTA thế hệ mới.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

1.FTA là gì?

FTA là hiệp ước thương mại được thương thảo giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Từ hiệp định này, các bên sẽ đưa ra ký kết nhằm làm giảm hoặc xóa bỏ rào cản thương mại các nước tham gia.

Khi ký kết FTA, nội dung FTA thường bao gồm có những yếu tố quy định về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí của các hàng hóa và dịch vụ có trong giao dịch FTA cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của các bên dễ dàng hơn.

Trong những năm gần đây xuất hiện FTA thế hệ mới. Đây là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư mà có nhiều nội dung có liên quan đến thương mại như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động,…

Từ đó, tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng giữa các thành viên, trong đó, tiến độ trong cắt giảm thuế của FTA thế hệ mới cũng được thúc đẩy hơn. Đối với cơ chế giám sát của FTA thế hệ mới có yêu cầu trong thực thi chặt chẽ hơn. Ngoài ra, FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Một trong số FTA phải kể đến mà Việt Nam ký kết đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) do có phạm vi cam kết rộng và mức ưu đãi cao. Hai Hiệp định này được kí kết và có hiệu lực, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với nước ngoài.

FTA Là Gì?

2.So sánh FTA truyền thống và FTA thế hệ mới

Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết thì có các loại FTA sau:

FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.

FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh
– FTA truyền thống của Việt Nam

FTA truyền thống thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70-80% số dòng thuế). Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (mở cửa thêm các dịch vụ so với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Tuy nhiên, những cam kết về các vấn đề này thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao.

Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm 06 FTA trong khuôn khổ ASEAN và 02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile (VCFTA) đều là các FTA truyền thống, với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các Thành viên.

– FTA thế hệ mới của Việt Nam

Các FTA thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…), trong đó mức độ cam kết mở cửa mạnh (ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95-100% số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công), đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc.

Việt Nam hiện đang thực thi 02 FTA thế hệ mới, bao gồm FTA song phương với Hàn Quốc (VKFTA) và FTA với khối Liên minh Á- u (EAEU). Mặc dù vậy, lĩnh vực “thế hệ mới” của các FTA chỉ được đề cập khá hạn chế, chủ yếu là các cam kết mang tính tuyên bố định hướng, không có các nội dung ràng buộc cụ thể.

Các FTA thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đã từng đàm phán là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP) và FTA với EU (EVFTA), hai FTA sắp có hiệu lực.

3.Các FTAs mà Việt Nam đang đàm phán và ký kết

Các thông tin về các FTAs mà Việt Nam đã ký kết và đã có hiệu lực, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và FTAs chưa ký kết sẽ được trình bày trong bảng dưới đây.

a. Các FTAs đã kí kết và có hiệu lực:

STT Hiệp định Ngày kí Nơi kí Các quốc gia thành viên Tình trạng hiệu lực
1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 28/01/1992 Singapore AFTA hiện nay bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 1/1/1993
2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện được ký vào ngày 04/11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết : Phnom Penh, Campuchia ACFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (29/11/2004) Lào Có hiệu lực từ tháng 7/2005
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (14/01/2007) Cebu, Philippines Có hiệu lực từ 01/07/2007
Hiệp định về Đầu tư (15/08/2009) Bangkok, Thái Lan Có hiệu lực từ tháng 2/2010
3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –  Ấn Độ Thoả thuận khung được ký vào 8/10/2003 Bali -Indonesia 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010
Hiệp định về thương mại hàng hóa (13/8/2009 và 24/10/2009) Bangkok, Thái Lan và Hà Nội, Việt Nam Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010
Hiệp định về Đầu tư (12/11/2014) Nay Pyi Taw, Myanmar Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015
Hiệp định về Dịch vụ (13/11/2014) Nay Pyi Taw, Myanmar Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015
4 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (13/12/2005) Kuala Lumpur, Malaysia AKFTA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc có hiệu lực từ 01/07/2006
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (24/08/2006) Kuala Lumpur, Malaysia có hiệu lực từ 01/07/2006
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc (21/11/2007) Singapore  
Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc (02/06/2009) đảo Jeju, Hàn Quốc  
5 Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) Tháng 4/2008 Tất cả các quốc gia thành viên AJCEF gồm11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Nhật Bản Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Riêng đối với Malaysia có hiệu lực từ 1/2/2009.
6 Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) 25/12/2008   Việt Nam, Nhật Bản Có hiệu lực từ 01/10/2009.
7 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc / New Zealand (AANZFTA) 27/02/2009 Thái Lan AANZFTA gồm 12 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Úc, New Zealand. Bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2010.

Hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các nước vào ngày 10/1/2012.

8 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chilê 11/11/2011 Honolulu, Hawaii, Mỹ Việt Nam, Chi Lê Có hiệu lực từ  01/01/2014
9 Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc

(VKFTA)

05/05/2015 Hà Nội, Việt Nam Việt Nam, Hàn Quốc Có hiệu lực từ  20/12/2015
10 Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu 29/05/2015 Kazakhstan 6 thành viên: Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan Có hiệu lực từ  05/10/2016.
11 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hồng Kông(AHKIA) 12/11/2017 Manila

Philippines

AHKIA gồm 11 thành viên: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Hồng Kông Dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào ngày 01/01/2019
12 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 08/03/2018 Santiago

Chile

CPTPP gồm 11 thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chilê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam Ngày hiệu lực: 30/12/2018
13 – Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) 

– Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA)

30/06/2019   Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu Có hiệu lực từ 01/08/2020
14 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) 29/12/2020 Vương quốc Anh Việt Nam và Vương quốc Anh Có hiệu lực từ 01/05/2021
15 Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) 15/11/2020 Hà Nội, Việt Nam 16 thành viên gồm: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand Có hiệu lực từ  01/01/2022

 

b.Các FTAs chưa ký kết:

STT Hiệp định Ngày kí Các quốc gia thành viên Tình trạng hiệu lực
16 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 05 năm 2012 5 thành viên gồm: Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein Vẫn đang trong quá trình đàm phán.
17 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 02/12/2015 Việt Nam, Israel Vẫn đang trong quá trình đàm phán

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về FTA.

Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

>>>>>> Tham khảo thêm:

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Phương Pháp Xác Định Trị Giá Hải Quan

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Điều chỉnh 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS

Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Nguồn tham khảo: FTA là gì?

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *