So Sánh Giữa Factoring Và Forfaiting Trong Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế
Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, thì hai thuật ngữ Factoring và Forfaiting còn khá xa lạ. Đây là hình thức không hoàn toàn phổ biến, nhưng lại được sử dụng trong một số trường hợp nhất định trong tài trợ thương mại.
Cùng Xuất nhập khẩu thực tế tìm hiểu về Factoring là gì? Forfaiting là gì? và thực hiện So sánh giữa Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế trong bài viết dưới đây.
>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
1. Factoring là gì trong tài trợ thương mại quốc tế?
Factoring việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại một mức chiết khấu nhất định. Factoring quốc tế là dịch vụ bao thanh toán cấp cho người mua và người bán ở hai quốc gia khác nhau sử dụng phương thức thanh toán Ghi sổ, D/A hay D/OT.
Về bản chất, Factoring quốc tế cũng cung cấp tất cả những tiện ích như Factoring nội địa điểm khác biệt ở đây chính là khả năng tham gia thêm của nhà Factor đại lý. Nhà Factor đại lý thường có trụ sở tại nước người Nhập khẩu và thường là thành viên trong cùng hiệp hội Factoring quốc tế. Nhà Factor đại lý được uỷ quyền thu nợ từ nhà Nhập khẩu và bảo lãnh về khả năng thanh toán của nhà Nhập khẩu.
Như vậy, trong bao thanh toán quốc tế, thường có 4 bên tham gia là: người Xuất khẩu, nhà Factor Xuất khẩu, người Nhập khẩu và nhà Factor Nhập khẩu.
Trong quy trình giao dịch, nhà Xuất khẩu ký hợp đồng bán các khoản phải thu Xuất khẩu cho nhà Factor Xuất khẩu có trụ sở cùng nước với mình. Quá trình thanh toán giống với Factoring nội địa. Nếu các khoản thu Xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ, thì nhà Factor phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Tốt Nhất
2. Forfaiting là gì tài trợ thương mại quốc tế?
Forfaiting là dịch vụ tài trợ Xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu Xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán, tại một mức lãi suất cố định và đến 100% trị giá của hợp đồng. .
Về mặt thuật ngữ, Factoring đã được Việt hoá tương đối phổ biến là “Bao thanh toán”, trong khi đó, thuật ngữ “Forfaiting” chưa được Việt hoá một cách hoàn toàn, nên chúng ta tạm dịch là “Bao thanh toán tuyệt đối”. Sau đây, thuật ngữ “Forfaiting” được sử dụng ở dạng nguyên thể.
Như vậy, trong giao dịch forfaiting, nhà Xuất khẩu bán đứt (miễn truy đòi người bán) các khoản phải thu Xuất khẩu cho nhà forfaiter để được nhận tiền ngay nghĩa là nhà Xuất khẩu đã chuyển hoá từ việc bán hàng chịu (tín dụng thương mại) sang bán hàng trả tiền ngay. Nhà Forfaiter có thể nắm giữ các giấy tờ có giá cho đến khi đáo hạn (như một khoản đầu tư) hoặc bán lại chúng cho những nhà đầu tư khác với điều kiện miễn truy đòi.
3. So sánh giữa Factoring và Forfaiting
Một giao dịch forfaiting là tương tự như một giao dịch Factoring quốc tế có đặc điểm ứng trước miến truy đòi.
Nhưng hai giao giao dịch này không giống hệt nhau mà có những khác biệt:
(1) Trong giao dịch Factoring, nhà Factor không tài trợ thương mại quốc tế 100% mà giữ lại một tỷ lệ nhất định gọi là “dự phòng”. Mặt khác, đối với giao dịch forfaiting, nhà forfaiter chiết khấu toàn bộ (100%) giá trị của hối phiếu hay kỳ phiếu.
(2) Trong giao dịch Factoring miễn truy đòi, nhà Factor tham gia quá trình quyết định tài trợ cho nhà Xuất khẩu, trong đó, giao dịch forfaiting, nhà Forfaiter dựa vào sự bảo lãnh vô điều kiện không hủy ngang của ngân hàng bảo lãnh. Do đó, nhà forfaiter sẽ quan tâm chủ yếu là vị thế tài chính của ngân hàng bảo lãnh hơn là vị thế tài chính của nhà Xuất khẩu hay nhà Nhập khẩu.
(3) Trong khi nhà Factor nhận trách nhiệm quản lý sổ sách, giám sát các khoản phải thu và tiến hành thu tiền, thì nhà forfaiter không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào như vậy.
(4) Nhà Factor mua các khoản phải thu ngắn hạn, trong khi đó, nhà forfaiter mua hối phiếu, kỳ phiếu phát sinh từ các hợp đồng trả chậm trung dài hạn.
Tiêu chí | Factoring | Forfaiting |
Quy mô tài trợ | Thông thường là /80% trị giá hóa đơn được ứng trước | Tài trợ ngay 100% |
Mức độ tín nhiệm | Nhà Factor tự đánh giá mức độ tín nhiệm của người mua trong trường hợp bao thanh toán miễn truy đòi | Ngân hàng Forfaiting dựa trên hệ số tín nhiệm của ngân hàng bảo lãnh |
Dịch vụ cung cấp | Quản lý sổ cái bán hàng hàng ngày cùng các dịch vụ khác đi kèm | Không cung cấp các dịch vụ khác |
Kỳ hạn | Tài trợ ngắn hạn | Tài trợ trung dài hạn |
a. Lợi ích và bất lợi đối với nhà Xuất khẩu:
Về lợi ích:
– Tránh được rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
– Được tài trợ miễn truy đòi.
– Được trả tiền ngay sau khi giao hàng, tạo khả năng thanh khoản, giảm được nhu cầu vay vốn ngân hàng hoặc tận dụng được cơ hội đầu tư mới hoặc dùng tiền vào các mục đích khác (trả nợ…).
– Nhà Xuất khẩu không mất thời gian và tiền bạc vào việc quản lý, giám sát và thu nợ.
– Nhà forfaiter (không phải nhà Xuất khẩu) nhận các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro từ nhà bảo lãnh, rủi ro quốc gia nước Nhập khẩu. NGA VN
Về bất lợi:
– Phải sở hữu những hối phiếu và kỳ phiếu hợp pháp, và phải thu xếp để chúng được ngân hàng bảo lãnh thanh toán.
– Do Forfaiter đảm nhận mọi rủi ro, nên mức hoa hồng phí và mức lãi suất chiết khấu sẽ cao hơn nhiều so với các hình thức tài trợ khác.
b. Lợi ích và bất lợi đối với nhà Nhập khẩu:
Về lợi ích:
– Bộ chứng từ hàng hoá đơn giản và nhanh chóng được thiết lập. – Được mở rộng tín dụng Nhập khẩu với mức lãi suất cố định.
– Nếu sử dụng tín dụng ngân hàng để thanh toán tiền hàng có thể bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng.
Về bất lợi:
– Số dư bảo lãnh có thể được tính vào hạn mức tín dụng, làm giảm khả năng tiếp cận tín ngân hàng.
– Phải trả phí bảo lãnh thanh toán hối phiếu và kỳ phiếu.
– Nghĩa vụ thanh toán hối phiếu và kỳ phiếu là độc lập hoàn toàn với tình trạng hàng hoá. Do đó, dù có tranh chấp về hàng hoá, thì nhà Nhập khẩu vẫn phải thanh toán vô điều kiện các hối phiếu và kỳ phiếu.
– Việc nhà Forfaiter thu hoa hồng phí và lãi suất chiết khấu cao khiến cho giá thành hàng hoá bị đẩy lên cao.
Trên đây là tất cả những nội dung liên quan về Factoring và Forfaiting mà xuatnhapkhauthucte.com muốn chia sẻ đến cho các bạn, mong rằng sẽ hữu ích tới bạn.
Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Hóa Đơn Thương Mại Là Gì?. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.
>>>>>> Tham khảo thêm:
- Freight Forwarder Là Gì
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
- Điều chỉnh 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
- Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan