Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích
Nhiều đơn vị đo dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu không thông dụng như đơn vị đo hằng ngày như Kg, Mét, Mét khối, … vì thế bạn cần biết Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích để áp dụng thực tế công việc.
Bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu thực tế giới thiệu đến bạn một số đơn vị đo được áp dụng nhiều trong xuất nhập khẩu và logistics, đồng thời hướng dẫn bạn cách quy đổi các đơn vị này sang đơn vị thường dùng.
>>>>>>> Xem thêm: Phân loại thư tín dụng (L/C) trong thanh toán quốc tế
Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích
Bước chuyển đổi đơn vị các thông số như áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích, bạn có thể áp dụng các quy tắc quy đổi dưới đây:
a.Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất
Áp suất là đại lượng vật lý được tính bằng giá trị tỉ số giữa lực tác động theo hướng vuông góc lên một bề mặt với diện tích của bề mặt đó. Áp suất chính là độ lớn của lực và nó tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc (đơn vị của áp suất là N/m² hay Pa (Pascal)).
Trên thị trường hiện này, các đơn vị đo áp suất thường dùng nhất là Bar và Psi
+Bar [Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Decibar (dbar), Centibar (cbar), Milibar (mbar hoặc mb)]:
Bar chính là đơn vị đo của áp lực, nhưng không được chấp nhận như một phần của SI (Hệ thống Đơn vị quốc tế) được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy.
Tính theo ” hệ mét ” quy đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.1 Mpa ( megapascal )
1 bar = 100000 Pa ( pascal )
1 bar = 100 kPa ( kilopascal )
1 bar = 1.02 kgf/cm2
1 bar = 10197.16 kgf/m2
1 bar = 1000 hPa ( hetopascal )
1 bar = 1000 mbar ( milibar )
Tính áp suất đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:
1bar = 1.02 technical atmosphere
1bar = 0.99 atm (physical atmosphere)
Tính theo hệ thống cân lường đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:
1bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)
1bar = 2088.5 (pound per square foot)
1bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
Tính theo cột nước đổi theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:
1bar = 401.5 inch nước (inH2O)
1bar = 10.19 mét nước (mH2O)
1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
Tính theo mm thủy ngân theo đơn vị đo áp suất bar chuẩn:
1bar = 750 mmHg (milimetres of mercury)
1bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)
1bar = 29.5 inHg (inch of mercury)
1bar = 750 Torr
+Psi:
Psi là đơn vị đo áp suất được dùng chủ yếu ở Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ. Psi thường được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực). Psi cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi, được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu. ở Mỹ đơn vị bar psi tồn tại và sử dụng song song nhau. Chính vì thế mà sẽ luôn có sự qui đổi đơn vị bar và psi.
1 Kpa = 0.125 psi
1 Kpa = 0.01 bar
1 Kpa = 0.00987 atm
1 Kpa = 0.001 Mpa
1 Kpa = 102.07 mmH20
1 Kpa = 4.019 inH20
1 Kpa = 7.5 mmHg
1 Kpa = 0.0102 kg/cm2…
+ Ngoài ra, Mpa cũng là đơn vị đổi áp suất mà bạn nên biết:
Mpa là một đơn vị nằm trong hệ đo lường quốc tế nên MPa có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị đo áp suất khác. Bản chất Mpa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.
b. Bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng
Đơn vị chuẩn quốc tế (SI Unit) để đo khối lượng là: kilôgam (Kilogram – kg)
Công thức quy đổi đơn vị khối lượng cụ thể như sau:
1 kilogram = 1000 grams
1 gram = 1000 milligrams
1 pound = 453.59237 grams
= 16 ounces
1 ton = 2000 pounds
c. Bảng chuyển đổi đơn vị độ dài
Đơn vị chuẩn quốc tế (SI Unit) để đo độ dài là: mét (Meter – m)
Công thức quy đổi đơn vị độ dài cụ thể như sau:
1 kilometer = 1000 meters = 0.62137 mile
1 meter = 100 centimeters = 1000 millimeters
1 inch = 2.54 centimeters
1 nanometer = 1.00 x 10-9 meters
1 picometer = 1.00 x 10-12 meters
Bảng đổi đơn vị độ dài giữa hệ Anh và hệ Mét như sau:
1 inch = 2.54 centimeters (mm)
1 foot (ft) = 12 inch = 30.48 centimeters (cm)
1 yard (yd) = 3 feet = 0.914 meters (m)
1 rod, pole or perch = 5.029 meters = 51/2 yards
22 yards = 1 chain (ch) = 20.17 meters
220 yards = 1 furlong (fur) = 201.17 meters
1 mile = 1.609 kilometres (km) = 8 furlongs
1760 yards = 1 mile = 1.609 kilometres (km)
3 miles = 1 league = 4.828 kilometres (km)
d. Bảng chuyển đổi đơn vị thể tích
Công thức chuyển đổi đơn vị thể tích được IATA – Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế quy định, cụ thể là:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000.
Ngoài ra, công thức tính khối lượng thể tích còn được quy ước riêng với những đơn vị chuyển phát nhanh. Cụ thể là:
Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000.
Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất, khối lượng, độ dài, thể tích. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.
Ngoài ra, nếu muốn học nâng cao nghiệp vụ, bạn nên lựa chọn các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.