Điều khoản số lượng trong hợp đồng ngoại thương

Trong điều khoản này các bên sẽ xác định rõ lượng của hàng hóa được giao dịch. Khi quy định về điều khoản số lượng trong hợp đồng ngoại thương, người mua, người bán thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh. Trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết cho các bạn về những vấn đề trên.

>>>>>> Xem thêm:  Điều khoản giao hàng trong hợp đồng thương mại giao dịch

I.Đơn vị tính số lượng

Đơn vị tính số lượng được các bên quan tâm nhiều vì trên thị trường thế giới có hai hệ thống đo lường: hệ đo lường mét hệ, hệ đo lường Anh Mỹ. Mặt khác, cùng một hệ đo lường, cùng một đơn vị đo lường nhưng khi mua bán các hàng hóa khác nhau cũng được đo lường khác nhau, đôi khi một đơn vị đo lường nhưng ở các nước khác nhau thì cũng được hiểu khác nhau khóa học kế toán tổng hợp đại học kinh tế tphcm

1.Hệ đo lường mét hệ

Hệ đo lường này được sử dụng ở các nước lục địa Châu Âu và các nước thuộc địa của các nước này trước đây như ( Pháp, Ý, Việt Nam, Lào, Tây Ban Nha,…)

  • Đơn vị đo chiều dài: mm, cm, m, km
  • Đơn vị đo diện tích : mm2, cm2, m2, km2
  • Đơn vị đo khối lượng: g, kg, tạ, tấn  khoá học xuất nhập khẩu

2.Hệ đo lường Anh Mỹ

Hệ đo lường này được sử dụng cho các nước Anh, Mỹ, Hồng Kông, Singapore,…

  • Đơn vị chiều dài: inch ( = 2.54 cm), foot ( =12 inches), yard , mile
  • Đơn vị đo diện tích: Square inch ( = 6,4516 cm2), Square foot, Square yard, acre
  • Đơn vị đo khối lượng: Grain, Dram, Ounce, Short ton, Long ton, Pound

Chú ý khi quy định mua bán bằng tấn theo hệ mét thì ghi trong hợp đồng là : MT, nếu tính bằng hệ Anh – Mỹ thì ghi là LT hoặc ST học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

II. Phương pháp quy định số lượng

điều khoản số lượng

Bên bán và bên mua đàm phán quy định về số lượng

Trong thực tế, buôn bán hàng quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách

1.Bên bán, bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch

Các quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng các đơn vị cái, chiếc, hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ, dễ cân đo đong đếm chính xác. Trong trường hợp số lượng hàng hóa lớn, phải thu gom tái chế thì quy định này sẽ gặp khó khăn

2.Bên bán và bên mua quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch

Cách quy định số lượng phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Phạm vi của dung sai có thể được các bên xác định trong hợp đồng , hợp đồng cũng có thể quy định về người được lựa chọn dung sai: người bán, người thuê tàu hoặc người mua

Điều khoản này được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi chữ “khoảng chừng” (about), xấp xỉ ( apporximately), “ hơn hoặc kém” (more or less), +/- (cộng trừ) kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua , người bán cũng có thể thể quy định một tỷ lệ miễn trừ. Miễn trừ là tỷ lệ hao hụt cho phép nếu bên bán giao hàng nằm trong tỷ lệ này sẽ được miễn trách . Những mặt hàng thường có tỷ lệ miễn trừ: xăng dầu, bóng đèn, đồ tươi sống

III. Phương pháp xác định khối lượng

Để xác định khối lượng, cần dựa vào những phương pháp xác định khối lượng dưới đây:

1.Khối lượng cả bì

Khối lượng cả bì là khối lượng hàng hóa và bao bì được tính là một. Phương pháp này áp dụng khi giá một đơn vị bao bì tương đương với giá một đơn vị hàng hóa, hoặc  khối lượng bao bì không đáng kể so với khối lượng hàng hóa học nguyên lý kế toán ở đâu tại tphcm

2.Khối lượng tịnh

Phương pháp này được áp dụng khi khối lượng bao bì lớn, giá một đơn vị bao bì lớn, giá một đơn vị bao bì khác xa so với giá một đơn vị hàng hóa. Các phương pháp tính khối lượng bì:

  • Theo khối lượng bì thực tế
  • Theo khối lượng bì trung bình
  • Theo khối lượng bì quen dùng
  • Theo khối lượng bì ước tính
  • Theo khối lượng bì in trên hóa đơn học kế toán thực tế ở đâu

3.Khối lượng thương mại

Khối lượng thương mại thường được áp dụng cho những mặt  hàng dễ bị hút ẩm như bông, len, gạo, cà phế. Tuy nhiên cách tính cũng còn tùy thuộc vào từng nước, từng mặt hàng

4.Khối lượng lý thuyết

Đây là cách xác định khối lượng hàng dựa vào tiêu chuẩn hóa của hàng. Bởi vì tại  những nơi giao nhận hàng (cầu cảng, mạn tàu ngoài khơi,..) không thể có phương tiện để cân đo, cho nên các bên căn cứ vào tiêu chuẩn hóa của từng nước để xác định khối lượng hàng. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

Vừa rồi mình vừa chia sẻ cho các bạn về một trong 12 điều khoản của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế đó là điều khoản về số lượng. Hy vọng rằng những điều mình chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn đọc. Trong những bài viết tới mình sẽ chia sẻ thêm về các điều khoản khác trong hợp đồng giao dịch. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điều khoản số lượng trong hợp đồng ngoại thương. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu thực tế hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn địa chỉ học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm và hà nội, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *