CTH Là Gì? Tìm Hiểu Các Thuật Ngữ Tiêu Chí Xuất Xứ Trên C/O

Chứng từ khó nhất, rườm rà nhưng quan trọng nhất trong bộ hồ sơ xin C/Obảng giải trình tiêu chí xuất xứ hàng hóa khi xem xét đến các tiêu chí xuất xứ của C/O. Để chứng minh một sản phẩm đã có đủ điều kiện cấp C/O, sản phẩm đó phải đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ.

Vậy các tiêu chí xuất xứ trên C/O là gì? Tiêu chí CTH là gì? Hãy cùng Xuất Nhập Khẩu Thực Tế tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chí này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tiêu chí xuất xứ là gì?

CTH là gì?

Tiêu chí xuất xứ trên C/O thường sẽ bao gồm các tiêu chí như sau: CTC, WO, LCV, công đoạn gia công chế biến cụ thể, de minimis, cộng gộp và các nguyên vật liệu giống nhau. Người đề nghị cấp C/O lựa chọn các tiêu chí phù hợp dựa trên bản chất của loại hàng hóa và quy cách của mẫu C/O liên quan.

Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu uy tín, chất lượng

2. Tiêu chí CTH là gì? Ý nghĩa tiêu chí xuất xứ CTH

CTH là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Change in Tariff Heading” Tiêu chí này có nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đều phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ nhóm (4 chữ số). Là sự chuyển đổi bất kỳ từ một nhóm biểu thuế xuất nhập khẩu này sang một nhóm biểu thuế xuất nhập khẩu khác.

3. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa trên C/O – Giải thích các thuật ngữ

– WO có nghĩa là hàng hóa được mua được sản xuất hoặc có xuất xứ toàn bộ trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên được điều thuộc trong hiệp định thương mại.

RVC có nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, được tính theo công thức, ít nhất là không nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm quy định và quá trình sản xuất cuối cùng được diễn ra tại một Quốc gia Thành viên.

LVC (XX)% nghĩa là hàng hóa phải có tỷ lệ giá trị gia tăng ít nhất là XX phần trăm (%) theo hai công thức dưới đây:

– CC có nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp hai chữ số.

– CTH có nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua có sự chuyển đổi sang cấp bốn chữ số trong mã số hàng hóa.

CTSH có nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa gồm 6 chữ số.

– “CTC” có nghĩa là mỗi một nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa phù hợp. Yêu cầu về thay đổi mã số hàng hóa chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

Tiêu chí “CTC” bao gồm việc chuyển đổi Mã hàng hóa HS ở cấp độ 2 (hai) chữ số, 4 (bốn) chữ số hoặc 6 (sáu) chữ số theo quy định tại Điều 6 khoản 2 điểm a Thông tư này.

»» Tham khảo: Review Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

4. Cách kiểm tra tiêu chí xuất xứ

Cách kiểm tra tiêu chí xuất xứ

  • Quy trình kiểm tra tiêu chí xuất xứ được chia thành ba phần chính là: Hình thức, nội dung và tiêu chí xuất xứ.
  • Kiểm tra hình thức của giấy C/O
  • Phải có dòng chữ thể hiện loại nào trên giấy C/O: Mẫu D/ Mẫu E/ Mẫu S/ Mẫu AK/ Mẫu AJ.
  • Số tham chiếu: Mỗi giấy C/O đều phải có một số tham chiếu riêng.
  • Các Tiêu chí trên mẫu C/O phải điền đầy đủ thông tin theo quy định.
  • Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt trái của giấy C/O phải tuân theo các điều khoản của các hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.
  • Kiểm tra nội dung của giấy C/O.
  • Xác nhận con dấu và chữ ký, thời hạn có hiệu lực của cơ quan cấp có thẩm quyền.
  • Phải kiểm tra ngày hết hạn của giấy C/O.
  • Kiểm tra thông tin trên giấy C/O để xem có sự thống nhất và phù hợp giữa nội dung của nó với các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan hay không.

Để kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên giấy C/O:

Kiểm tra cách mô tả tiêu chí xuất xứ cho hàng hóa của bạn. Tiêu chí về hàm lượng giá trị gia tăng, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, công đoạn và công đoạn chế biến hàng hóa, tiêu chí về xuất xứ thuần túy được quy định trong quy tắc xuất xứ thực hiện các hiệp định thương mại tự do. Văn bản do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau của giấy C/O.

Kiểm tra tiêu chí xuất xứ: Xác định quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa được quy định tại hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP theo mã HS.

Đối với trường hợp khai báo hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO): Căn cứ theo thông tin thị trường, địa lý, quy trình sản xuất hàng hóa,…để xác minh khả năng đáp ứng tiêu chuẩn WO của hàng hóa và đối chiếu với các quy định tại Thông tư/ Quyết định của bộ Công Thương đối với xuất xứ thuần túy để xác định xem xuất xứ công bố có phù hợp với quy định hay không.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về tiêu chí CTH và các thuật ngữ về tiêu chí xuất xứ hàng hóa trên C/O. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc của các bạn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *