Consignee Là Gì? Phân Biệt Giữa Consignee và Shipper

Cho dù bạn đang chuyển hàng ra nước ngoài hay vận chuyển hàng hóa thương mại bằng vận chuyển FCL hoặc LCL , chắc chắn bạn từng gặp phải thuật ngữ Consignee và Shipper. Có nhiều bên tham gia vào toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với những trách nhiệm rất khác nhau.

Để đảm bảo không có gì sai sót, điều quan trọng là không chỉ hiểu quy trình mà còn vai trò và trách nhiệm của mỗi bên .

>>>> Xem thêm: Rủi ro trong vận tải đường bộ là gì?

Các thuật ngữ “Consignee”, “Shipper” thường bị nhầm lẫn là một và giống nhau hoặc bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là bảng phân tích sự khác biệt chính giữa người gửi hàng, người nhận hàng và bên thông báo và các vai trò khác nhau của họ trong quá trình vận chuyển.

1. Consignee là gì?

Consignee là gì? Consignee thường được viết tắt Cnee được hiểu đây là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng. Theo như được ghi chú trong vận đơn đích danh (Vận đơn ghi rõ địa chỉ và đích danh người nhận hàng, người vận chuyển chỉ giao hàng cho người và địa chỉ trong vận đơn).

Consignee không được xem là người mua hàng theo vận đơn vô danh. Vận đơn vô danh không ghi tên người nhận hàng và không phải vận đơn theo lệnh. Vận đơn này hoạt động theo hình thức trao tay, người nào sở hữu vận đơn đều có chức năng nhận hàng.

Nhưng đa số trong xuất nhập khẩu hay vận chuyển hàng hóa, khi nhắc tới Consignee thì người ta sẽ hiểu đó là người nhận cho lô hàng đó. Đối với các lô hàng lẻ, đơn vị vận chuyển sẽ hỏi Consignee là công ty hay cá nhân, điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của người nhận hàng đối với một vài trường hợp.

Shipper là gì?

Người gửi hàng, hoặc người xuất khẩu, là bên chịu trách nhiệm đóng gói và chuẩn bị tất cả hàng hóa được gửi đi, cũng như xử lý tất cả các tài liệu và thủ tục giấy tờ cần thiết. Chúng bao gồm việc xin giấy phép phù hợp và kiểm tra các ngoại lệ và hạn chế hải quan để ngăn ngừa các vấn đề trong quá trình thông quan cả tại cảng xuất phát và cảng đích.

Consignee Là Gì? Phân Biệt Giữa Consignee và Shipper

2.Mối liên hệ và phân biệt giữa Shipper/ Seller và Consignee – Buyer

Để biết người mua hàng hay bán hàng thực sự ( tức chủ hàng) cần theo dõi thông tin trên hợp đồng, hoặc hóa đơn thương mại.

Bạn sẽ thấy nhiều trường hợp shipper cũng chính là seller đúng tên trên trên vận đơn do hãng tàu hoặc hãng bay cấp trong trường hợp người bán không book cước thông qua trung gian (forwarder, công ty logistics)

Trường hợp shipper là công ty FWD hoặc công ty Logistics khi họ được chủ hàng nhờ book cước với hãng vận tải Vây nên khi nhìn thông tin shipper trên bill bạn cũng chưa chắc đây là chủ hàng – tức người bán thực sự.

Consignee và buyer bạn sẽ thấy nếu người mua trực tiếp booking cước với hãng tàu nếu mua hàng tại cảng xuất hoặc nhiều trường hợp trực tiếp ra nhận hàng nếu mua hàng tại cảng nhập không cần các công ty trung gian hỗ trợ thì lúc này Buyer cũng chính là cnee.

Trường hợp nếu người mua hàng thuê FWD thì lúc này người đứng tên trên consignee là công ty vận tải, dich vụ. Nhiều trường hợp người mua sẽ yêu cầu đứng tên trên ô notify party hoặc có thể là người bán ủy nhiệm hoàn toàn cho công ty trung gian thì họ sẽ k đứng tên trên notify party.

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Consignee Là Gì? Phân Biệt Giữa Consignee và Shipper. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Ngoài ra, nếu muốn học nâng cao nghiệp vụ, bạn nên lựa chọn các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo các bài viết về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *