Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán
Nhiều bạn khá quan tâm và lo lắng khi nhận được thông báo về kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán. Thực tế, không có nhiều vấn đề quá đáng lo ngại, nếu như bạn nắm chắc và tuân thủ theo đúng quy định khi thực hiện hoạt đồng. học kế toán online
>>>>>> Xem thêm: Hợp đồng 3 bên, 4 bên trong xuất nhập khẩu
Bản chất một cuộc kiểm tra báo cáo quyết toán cũng như kiểm tra sau thông quan như việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ để quyết toán kiểm tra, chỉ khác là thời hạn là 1 năm. Nếu như doanh nghiệp mắc lỗi sai nhưng không phải xuất phát từ gian lận thì cũng không cần quá đáng lo ngại.
Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán
Khi có quyết định kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán, việc đầu tiên cần chuẩn bị là hồ sơ, giấy tờ bao gồm:
Trước tiên, hồ sơ pháp lý của công ty, các giấy tờ về tư cách pháp nhân của công ty.
Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hoạt đông kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế, hồ sơ đăng ký được cấp phép,… Đối với một số ngành nghề có điều kiện, có thể có thêm các hồ sơ về văn bản cấp phép. Sơ đồ mô hình, tổ chức của công ty, sơ đồ nhà xưởng, kho bãi, sơ đồ quy trình sản xuất và bản mô tả quy trình sản xuất của công ty,… khóa học về xuất nhập khẩu
Thứ hai, văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty
Áp dụng khi mà người đại diện theo pháp luật của công ty không có mặt, thì có thể ủy quyền cá nhận khác. Trong quá trình tiếp đoàn kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán, phải có văn bản thông báo về cá nhân, được ủy quyền để tiếp đoàn, thường là kế toán trưởng hoặc là người quản lý bộ phận kho, bộ phận sản xuất.
Thứ 3, hồ sơ tài liệu gồm 3 mảng:
Mảng xuất nhập khẩu: Bảng kê chi tiết các tờ khai xuất nhập trong giai đoạn kiểm tra (các tờ khai đã thông quan, các tờ khai sửa, hủy, tờ khai tái xuất, tái nhập) ghép thành từng bộ về hồ sơ nhập, hồ sơ xuất. Đối với loại hình gia công, hợp đồng gia công lưu riêng, đối với mua bản, sản xuất xuất khẩu, thì lưu theo từng loại hợp đồng. Ngoài ra, cần hồ sơ phế liệu, phế thải, hồ sơ thay đổi mục đích sử dụng đối với nguyên vật liệu hay sản phẩm, hồ sơ kiểm tra năng lực sản xuất (điều kiện miễn thuế quy định 134). Cần chuẩn bị thêm hồ sơ đã kiểm tra trước đây trong trường hợp đoàn khi kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán yêu cầu cần xuất trình. Chuẩn bị thêm báo cáo quyết toán, định mức thực tế, định mức kỹ thuật.
Mảng kế toán: Chứng từ sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết, các tài khoản, hóa đơn GTGT về việc mua bán hàng, hợp đồng thuê ngoài, nhận gia công, bảng kê chi tiết của các lần thanh toán xuất nhập khẩu theo tờ khai xuất nhập khẩu (theo số ngày chứng từ, theo số hợp đồng, số tiền). Cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các nắm, trong trường hợp đoàn kiểm tra có nghi ngờ số liệu của công ty, đoàn có thể kiểm tra thêm các năm liền kề. khóa học xuất nhập khẩu online số 1 việt nam
Mảng kho: Báo cáo nhập xuất tồn chi tiết đối với nguyên liệu và thành phẩm trong giai đoạn, báo cáo kiểm kê giai đoạn 31/12 của các năm.
Trong trường hợp mã quản lý, mã nguyên liệu, sản phẩm của các bộ phận là khác nhau thì công ty cần cung cấp thêm bảng đồng nhất mã. Bảng đồng nhất đơn vị tính và tỷ lệ.
Ngoài ra, các tài liệu kỹ thuật, sơ đồ thiết kế kết cấu nguyên phụ lục liên quan xác định định mức khi đoàn yêu cầu, và cam kết bằng văn bản hồ sơ số liệu cung cấp cần hợp pháp và chính xác.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cử nhận sự, đại diện có thẩm quyền để trực tiếp làm việc với đoàn kiểm tra sau thông quan, kiểm tra báo cáo quyết toán để đoàn công bố nội dung quyết định, về quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu và tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm tại https://xuatnhapkhauthucte.com/
Chúc bạn thành công!