Các vấn đề phát sinh trong quá trình tham vấn giá hải quan

Khái niệm tham vấn giá hải quan tất sẽ xa lạ đối với người mới, nhưng nếu đã làm việc trong ngành xuất nhập khẩu ít nhiều bạn cũng sẽ gặp kiểu từ khoá như thế này, hoặc trường hợp trực tiếp.

Việc xác định trị giá hải quan phải phù hợp với cả hai bên chủ hàng và hải quan và đi đến mức thống nhất cuối cùng.

>>>>>>> Xem thêm: Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Hình thức tham vấn xảy ra khi hai bên không đưa ra được quyết định cuối cùng và dùng biện pháp này để giải quyết vấn đề đó.

Để hiểu thêm về tham vấn giá hải quan và những vấn đề thường gạp khi tham vấn, cùng tìm hiểu qua những phân tích của Xuất nhập khẩu thực tế trong bài viết dưới đây.

1.Khái niệm về tham vấn giá hải quan

Khi dùng khái niệm tham vấn giá hải quan tức là lấy ý kiến của hai bên để đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong xuất nhập khẩu hàng hoá, tham vấn về giá hải quan là giai đoạn mà cả chủ hàng và đại diện bên hải quan cùng đưa ra những căn cứ bao gồm thông tin, chứng từ liên quan để làm bằng chứng chứng minh mức giá hải quan phù hợp với lô hàng đang chờ làm thủ tục hải quan. chung chi ke toan truong

Về bản chất, trong ngành hay ngoài ngành thì nó cũng giống nhau, nhưng ở đây đặc biệt ở chỗ là hai bên tham vấn không  cân đối. Bởi nếu hai bên không đi đến kết quả thì mức giá sẽ quy về theo mức giá mà hải quan đưa ra. Và trong nhiều trường hợp, chủ hàng sẽ là người nhượng bộ để thông quan hàng hoá nhanh chóng.

2.Một số vấn đề khi tham vấn giá hải quan

Trong quá trình tham vấn giá hải quan, nhiều vấn đề cần nảy sinh có thể xảy ra mà chủ hàng cần lưu ý để tránh thất thiệt.

a.Hiểu đúng về tính chất của tham vấn giá hải quan

Doanh nghiệp không nên áp đặt rằng nhất nhất khi tham gia vào tham vấn tất cả những gì chắc chắn sẽ là mức giá của hải quan. Điều này không có cơ sở.

Thực ra, quá trình này diễn ra như một cuộc thương thảo xảy ra giữa bên mua và bên bán để đưa một mức giá quyết định. Nhà nước sẽ thực hiện theo nguyên tắc như thị trường tự cạnh tranh, tức là tôn trọng những gì mà doanh nghiệp tạo ra và thừa nhận trị giá giao dịch. Bởi căn cứ theo những giá trị về chất lượng hàng hoá, thị trường tiêu thụ, chính sách phân phối, vận tải, đàm phán,…

Đó là trong điều kiện doanh nghiệp thực hiện đúng theo: các kỹ năng mềm cần thiết

(**)

+ Khái niệm trị giá giao dịch được quy định tại khoản 1,2 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

+ Trị giá giao dịch thực hiện đủ các điều kiện tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

(**) Tuân thủ quy định, nói không với: gian lận, thiếu hiểu biết hoặc cẩu thả dẫn đến khai sai trị giá HQ sẽ bác bỏ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015 đã sửa đổi theo Thông tư 39/2018.

(**) Tuân thủ 6 nguyên tắc theo Thông tư 39/2015/TT-BTC.

Nếu Hải quan nhận thấy doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ, nhưng lại phát hiện những vấn đề sau thì trị giá hải quan vẫn cần tham vấn lại. học xuất nhập khẩu tại tphcm

+ Trị giá khai báo của doanh nghiệp thấp hơn Trị giá kiểm tra của HQ là có dấu hiệu xảy ra rủi ro

+ Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015 đã sửa đổi theo Thông tư 39/2018, hải quan nghi ngờ về trị giá khai báo và yêu cầu doanh nghiệp giải trình thêm hoặc tham vấn.

+Thực hiện giải trình hay tham vấn doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ và chứng lý để đạt được các yêu cầu (1) sau:

  • Nội dung, mục đích căn cứ đúng theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/BTC để chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng trị giá giao dich. tuyển dụng hr
  • Nắm vững điểm b4 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015 đã sửa đổi theo Thông tư 39/2018 giải tỏa các nghi ngờ của Hải quan.
  • Hồ sơ chuẩn bị theo điểm b.2 khoản 4 Điều 25 Thông tư 38/2015 đã sửa đổi theo Thông tư 39/2018.

Thực hiện đúng luật định là bắt buộc, tuy nhiên những vấn đề có thể phát sinh mà chúng ta cần xem xét.

Các vấn đề phát sinh trong quá trình tham vấn giá hải quan

b.Vấn đề trị giá khai báo Hải quan thấp

Sau khi tiếp nhận đúng và đủ hồ sơ, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra giá trên hệ thống:

Nếu giá thấp hoặc nghi ngờ trị giá khai báo theo điểm b khoản 3 Điều 25 TT 38/2015/TT-BTC đã sửa bởi TT 39/2018/TT-BTC cơ quan hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình các nghi ngờ và thắc mắc về giá và ra chỉ thị phản hồi trên phần mềm khai Hải quan và doanh nghiệp. Doanh nghiêp có thể giải trình ngay hoặc khai sửa ngày đến giải trình với cơ quan hải quan về trị giá của hàng hóa nhập khẩu.

Tham vấn trong thông quan trong vòng 30 ngày, doanh nghiệp nên lưu ý tránh hẹn sát nút mà để cách ra. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đến để giải trình trong thời điểm đó thì làm công văn xin lùi ngày tham vấn và nộp cho cơ quan hải quan nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện trong 30 ngày.

Cơ quan hải quan sẽ giải phóng hàng chờ kết quả tham vấn, doanh nghiệp được lấy hàng về và tới ngày tham vấn cần chuẩn bị hồ sơ để giải trình. học kế toán thực tế ở đâu

c.Vấn đề về giải trình với cơ quan hải quan

Vấn đề mà Hải quan thắc mắc cần chủ hàng giải trình theo phần (1) như đã nói ở trên.

Cán bộ Hải quan sẽ đưa ra phương pháp và có những câu hỏi đề nghị doanh nghiệp phải giải trình dựa trên thông tin từ hệ thống và các phương pháp áp dụng tuần tự theo 6 nguyên tắc xác định trị giá tại TT 39/2015/TT-BTC và sẽ dừng ngay tại nguyên tắc xác định được trị giá hải quan.

Các bạn nên dẫn chiếu các email giao dịch, các chứng từ liên quan, và giải thích với cơ quan hải quan thêm về chất lượng, thương hiệu, cung cầu thị trường, cấp độ thương mại, chính sách phân phối, phương thức vận tải, cách thức, bao bì đóng gói, vị thế đàm phán, mùa vụ tiêu dùng, kỹ thuật đàm phán…

– Vấn đề Hải quan quan tâm về việc kinh doanh của doanh nghiệp

  • Mối quan hệ giữa Công ty và đối tác xuất khẩu nên học logistics ở đâu
  • Quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Chủ doanh nghiệp có nắm chắc các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
  • Chi tiết về loại hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của mặt hàng đang tham vấn.
  • Tình hình việc thanh toán và các chi phí bên lề (cho người bán/bên thứ ba) ngoài trị giá ghi trên Invoice
  • Cam kết các thông tin thực trên tờ khai hải quan
  • Các chứng từ bảo hiểm vận tải biển của lô hàng.

– Vấn đề về Trị giá khai báo Hải quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  • Về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh;
  • Về đối tác của doanh nghiệp;
  • Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả; b.5 Các vấn đề về thanh toán;
  • Các thông tin chi tiết về hàng hóa; Học kế toán ở đâu
  • Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu);
  • Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
  • Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn (nếu có);
  • Các mâu thuẫn trong khai báo của người khai hải quan so với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan;

Giải trình của người khai hải quan đối với nghi vấn của cơ quan hải quan. Căn cứ thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, cơ quan Hải quan thấy nghi vấn về tính trung thực, chính xác của trị giá khai báo.

d.Vấn đề khác sau khi thông báo kết quả Tham vấn giá,

* Trường hợp doanh nghiệp giải trình hợp tình và hợp lý dựa trên việc doanh nghiệp cung cấp các chứng từ làm bằng chứng và áp dụng tuần tự các nguyên tắc thấy không có nghi vấn về giá:

Hải quan lập biên bản ghi nhận tất cả những câu hỏi và câu trả lời của doanh nghiệp quy định tại điểm b.1.2 khoản 4 điều 25 thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi thông tư 39/2018/TT-BTC.

Hai bên lập trên trên biên bản ghi rõ là : ” Không đủ cơ sở bác bỏ trị giá” và các bên tham gia phải ký vào biên bản làm việc đồng thời ra thông báo và tiến hành thông quan cho doanh nghiệp.

*Trường hợp cơ quan hải quan có đầy đủ bằng chứng chứng minh giá của doanh nghiệp khai báo có sự gian lận dừa trên chứng từ mà Doanh nghiệp nộp cho cơ quan hải quan, tham chiếu dữ liệu nhập khẩu thực tế và cách giải trình của Doanh nghiệp hoặc áp dụng các nguyên tắc xác định được trị giá và không chấp nhận giá của doanh nghiệp: học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

– Cơ quan hải quan lập biên bản và ghi rõ là ” Bác bỏ trị giá khai báo” đồng thời ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp khai bổ sung trong thời hạn quy định.

-Nếu doanh nghiệp không đồng ý cơ sở giá mà cơ quan hải quan đưa ra thì vẫn phải tiến hành nôp bổ sung số thuế như trên biên bản. Sau khi nộp đầy đủ số tiền thuế thì bắt đầu làm khiếu nại và cái này phải tuân thủ theo trình tự của luật khiếu nại Số: 02/2011/QH13.

  • Nếu khiếu nại thành công doanh nghiệp được cơ quan hải quan hoàn số tiền thuế theo quy định và chấp nhận trị giá khai báo.
  • Nếu khiếu nại không thành công doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo trị giá hải quan mà Hải quan đã đưa ra.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn khi thực hiện tham vấn giá hải quan.

Để tìm hiểu nhiều hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể đọc thêm các bài viết về học xuất nhập khẩu thực tế tại website: xuatnhapkhauthucte.com.

4.2/5 - (5 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *