Các trường hợp rủi ro trong thanh toán L/C

Thanh toán LC là phương án thanh toán được tin dùng vì độ an toàn cao trong cả quá trình chuẩn bị chứng từ và thanh toán tiền hàng, tuy nhiên, phương án này cũng phát sinh những rủi ro nhất định.

Một số rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C, cùng Xuất nhập khẩu thực tế tham khảo bài viết dưới đây:

Các trường hợp rủi ro trong thanh toán L/C

Một số trường hợp rủi ro trong thanh toán L/C, bạn cần tìm ra nguyên do và hướng giải quyết vấn đề.

1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá

Biện pháp:

– Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng

– Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu

– Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ

– Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

– Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.

>>>>> Xem thêm: Phân loại thư tín dụng (L/C) trong thanh toán quốc tế

Các trường hợp rủi ro trong thanh toán L/C

2. Rủi ro do thanh toán L/C dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

Biện pháp:

– Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.

– Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp

– Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hóa phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)

– Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu

– Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consular invoice)

– Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu

– Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam

– Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định

Trường hợp hãng tàu không tin cậy thường phát sinh khi bạn hoặc người đươc thuê tàu lựa chọn hãng tàu không có cam kết đảm bảo an toàn, hoặc hãng tàu không uy tín. Đó là một trong những lý do khiến hàng hóa hư hại.

Hoặc có thể do trong quá trình vận chuyển, do những lý do không lường trước được hoặc do cá nhân của người thực hiện khiến hàng hóa hư hỏng.

Biện pháp:

– Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)

– Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu

– Mua bảo hiểm cho hàng hoá

– Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed…

Mong rằng những chia sẻ ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Các trường hợp rủi ro trong thanh toán L/C. Nếu bạn còn thắc mắc về kiến thức xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Ngoài ra, nếu muốn học nâng cao nghiệp vụ, bạn nên lựa chọn các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng hiện nay.

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *