C/O Là Gì? Các Loại Form C/O Và Quy Trình Làm C/O Chi Tiết
C/O hay Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại hoặc Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
1. Tại sao cần sử dụng C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ
C/O- giấy chứng nhận xuất xứ được sử dụng cho các trường hợp như sau:
Thứ nhất, xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.
Thứ hai, xác định mức thuế XNK giữa các nước có dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.
Thứ ba, nhằm mục đích xã hội và chính trị. Những nước viện trợ thường yêu cầu các nước nhận viện trợ phải nhập khẩu hàng hoá từ nước mình (nước viện trợ) thay vì nhận trực tiếp bằng tiền. Ngoài ra, một số nước cấm nhập khẩu hàng hóa từ một nước nhất định vì lý do chính trị. Để đáp ứng được các yêu cầu này, thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá phải được xuất trình cho hải quan.
Thứ tư, nhằm mục đích thị trường. Những người nhập khẩu thường ưu tiên mua hàng hóa có xuất xứ từ nước có truyền thống sản xuất hàng hoá uy tín và chất lượng; để đáp ứng được yêu cầu này, nhà nhập khẩu yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để chứng minh nguồn gốc của hàng hoá theo yêu cầu.
2. Các loại C/O
C/O có nhiều loại: Form A, Form B, Form 0, Form X, Form T, Form D…
- Form A: Dùng để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập (GSP . GENERALIZED SYSTEM OF PREFERENCES).
Các quốc gia thuộc hệ thống ưu đãi phổ cập bao gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Úc, áo…và các nước thuộc Liên minh châu u thỏa thuận một chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hoá này sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu “C/O Form A” được lập theo hình thức thống nhất và được dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP. Nếu C/O được lập không theo mẫu quy định, thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan này.
- Form B: Được lập cho các hàng hoá xuất khẩu theo yêu cầu của người mua.
- Form 0: Dùng cho hàng cà phê XK sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê trên thế giới (ICO). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội Cà phê Quốc tế ban hành.
- Form X: Được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO). | Do ICO đã ngừng hoạt động nên Form O và X không còn giá trị.
- Form T: Dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU.
- Form D: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên thuộc ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA”.
3. Điều kiện để được giảm thuế NK
Để được giảm thuế, C/O phải hội đủ những điều kiện:
Thứ nhất, mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế cả ở nước XK và nước NK.
Thứ hai, C/O phải theo mẫu chuẩn.
Thứ ba, C/O phải do cơ quan có thẩm quyền nước XK cấp (không phải bất kỳ cơ quan nào cấp cũng được).
Ví dụ, ở Việt Nam, Form D phải do bộ Thương Mại và các Ban quản lý khu công nghiệp – Khu chế xuất được bộ Thương Mại uỷ quyền, trong khi đó VCCI cấp Form A và B.
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Tốt Nhất
4. Những người nào thường cấp C/O
Tùy theo yêu cầu, mà giấy chứng nhận xuất xứ có thể do người xuất khẩu (hoặc người sản xuất) hoặc phòng thương mại của nước xuất khẩu ký. Nếu CO do người xuất khẩu phát hành thì chỉ có chức năng xác nhận nơi sản xuất hàng hóa, nên không được hải quan chấp nhận để được ưu đãi thuế. Để được ưu đãi về thuế, Có phải được cơ quan chức năng phát hành và thường là Phòng thương mại phát hành.
Ngoài ra, thương vụ thuộc đại sứ quán của nước nhập khẩu đặt tại nước xuất khẩu cũng có thể được yêu cầu xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ.
5. Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ:
Những nội dung chính của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm: Tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Những nội dung được thể như mẫu dưới đây.
6. Quy trình làm C/O chi tiết
Bước 1: Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ trên hệ thống bao gồm các bước:
+ Khai báo đơn xin cấp trên hệ thống
+ Scan các file đính kèm. Lưu ý dung lượng không vượt quá 10mb.
Bước 2: Tự động cấp số C/O
Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc kê khai trên hệ thống.
Doanh nghiệp tiếp nhận số C/O và có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.
Bước 3: Gửi hồ sơ xét duyệt
Sau khi hoàn thiện bước 2, DN tiếp tục thực hiện gửi hồ sơ.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ
Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống DN.
Trạng thái hiển thị: Tiếp nhận hồ sơ: Đã tiếp nhận đơn
Sau đó, Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ, xảy ra 2 trường hợp:
– Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được duyệt (kiểm tra phần “Ý kiến xử lý” để biết thêm chi tiết). Chuyển bước 5.
– Hồ sơ hợp lệ: Chờ cấp phép: Chuyển sang bước 6.
Bước 5: Từ chối hồ sơ
Khi Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ. Yêu cầu nhập: Lý do từ chối.
Phía doanh nghiệp: Nhận TB từ chối hồ sơ từ hệ thống VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin như thông tin dưới đây:
Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3.
Bước 6: Duyệt cấp C/O
Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp.
Phía doanh nghiệp: Nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp C/O
– Hồ sơ hợp lệ: Chờ thu phí hoặc Không thu phí
– Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được cấp phép (kiểm tra phần “Ý kiến xử lý” để biết thêm chi tiết)
Bước 7: Ký và đóng dấu trên form C/O: Đã trả hồ sơ
Hệ thống VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho DN
Hy vọng thông tin về C/O Là Gì? Các Loại Form C/O Và Quy Trình Làm C/O Chi Tiết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.
>>>>>> Tham khảo thêm:
LC trả chậm – UPAS LC Là Gì? Quy Trình Nghiệp Vụ
Nội Dung Thư Bảo Lãnh Trong Thanh Toán Ngân Hàng
Win Win Là Gì? Chiến Lược Đàm Phán Win Win Trong Hợp Đồng